Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu kết luận buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có đồng chí Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập; đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị chức năng của Ban Kinh tế Trung ương.
Về phía Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội Viettel (Tập đoàn Viettel) có đồng chí Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn; các đồng chí trong Ban lãnh đạo, các bộ phận chức năng của Tập đoàn.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng báo cáo đoàn công tác
Phát biểu chào mừng tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tào Đức Thắng bày tỏ vui mừng được đón Đoàn công tác đến thăm và làm việc với Tập đoàn. Đồng chí cho rằng, đây là cơ hội để Tập đoàn được báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là những khó khăn, tồn tại hiện nay của Tập đoàn, đồng thời cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách mới cho phát triển công nghệ cao, chuyển đổi số, đầu tư ra nước ngoài để Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án có thêm những thông tin trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Đề án, tham mưu những chủ trương, chính sách về CNH, HĐH trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Tuấn Anh nêu rõ, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương xây dựng Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trình Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII. Đây là một đề án quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của đất nước, trong đó có sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp (DN) nói chung, các DN thuộc lĩnh vực công nghiệp nói riêng.
Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Biên tập
tham gia ý kiến
Để hoàn thiện Đề án, cũng như để sau này Nghị quyết ban hành có tính thực thi và hiệu quả cao, Cơ quan Thường trực xây dựng Đề án hiểu rằng vai trò, đóng góp và những đề xuất của các DN có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách thực hiện CNH, HĐH cho giai đoạn tới.
Tại buổi làm việc, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương mong muốn được lắng nghe ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất là báo cáo trực tiếp của Tập đoàn Viettel về những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trong thời gian qua; những kiến nghị, đề xuất về chủ trương, chính sách phù hợp trong bối cảnh mới.
Đồng chí Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tham gia ý kiến
Thứ hai, đồng chí Trần Tuấn Anh yêu cầu Tập đoàn Viettel nêu những quan điểm của mình về xác định các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn trong thời gian tới; cũng như đề xuất các cơ chế, chính sách xác định các doanh nghiệp dẫn dắt, nhất là đối với DN nhà nước để thực hiện vai trò dẫn dắt CNH, HĐH trong các lĩnh vực; các đề xuất để cụ thể hóa chủ trương về tăng cường liên kết giữa công nghiệp dân sinh và công nghiệp quốc phòng; cần những cơ chế, chính sách, tiếp cận và hỗ trợ thế nào để phát huy hiệu quả thực chất và nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay; những vấn đề cần quyết sách chính trị của BCH Trung ương để tháo gỡ hoặc định hướng phát triển trong thời gian tới…
Thứ ba, vai trò dẫn dắt của Tập đoàn Viettel đối với nhiệm vụ “Phát triển Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH tới đây như thế nào? Chính sách nào để phát triển doanh nghiệp dân tộc ra sao?”.
Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chú nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, bộ Quốc phòng tham gia ý kiến
Tứ tư, Nếu mô hình CNH, HĐH trong thời gian tới của nước ta là “Mô hình CNH, HĐH dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi với sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, bao trùm” thì cần thêm, bớt thành tố gì hoặc cần thay đổi thế nào? Luận cứ cho những đề xuất là gì? Nội dung cốt lõi của mô hình CNH, HĐH mới như thế nào? Các thành tố chính trong mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH đất nước đến năm 2030 là gì? Tầm nhìn đến năm 2045 ra sao? Các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể cần nêu trong Nghị quyết tới sẽ thế nào...
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đề cập tới những vấn đề cần quyết sách chính trị của BCH Trung ương để tháo gỡ hoặc định hướng phát triển trong thời gian tới; đề xuất góp ý vào nội dung Đề án và những điểm cần làm rõ; những điểm mới đề án như: cần nghiên cứu, xem xét về khái niệm và nội hàm của khái niệm CNH, HĐH; xác định các lĩnh vực chú trọng như công nghiệp nền tảng, công nghệ lõi để đề xuất nhiệm vụ và giải pháp CNH, HĐH phù hợp; xác định các doanh nghiệp dẫn dắt và có cơ chế, chính sách đột phá, nhất là đối với DNNN để thực hiện vai trò dẫn dắt CNH, HĐH trong các lĩnh vực…
Đồng chí Nguyễn Đức Tài, Vụ trưởng vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng tham gia ý kiến
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh đánh giá cao những kết quả, thành tựu tích cực mà Tập đoàn Viettel đã đạt được trong những năm qua. Tập đoàn Viettel là DN đầu tiên Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án tới làm việc trực tiếp, điều này cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của Tập đoàn trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về CNH, HĐH, nhất là trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; xây dựng hạ tầng số; phát triển công nghiệp quốc phòng theo hướng lưỡng dụng, liên kết chặt chẽ, hiệu quả với công nghiệp dân sinh; phát triển các ngành nghề mới như ngành công nghiệp vũ khí công nghệ cao, ngành công nghiệp an ninh mạng…
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của Viettel trong quá trình CNH, HĐH đất nước; khẳng định, Viettel là một minh chứng điển hình cho vai trò quan trọng của DN Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một DN có khát vọng lớn, mở rộng không ngừng, bắt nhịp cùng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để vươn lên mạnh mẽ.
Đồng chí Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện chiến lược Chính sách công thương, bộ Công thương tham gia ý kiến
Đồng chí tin tưởng rằng, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, Viettel sẽ là đơn vị tiên phong đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, từ đó, lan toả ra các lĩnh vực; đóng vai trò là DN dẫn dắt trong ngành viễn thông - công nghệ thông tin ở Việt Nam, đóng góp vào quá trình CNH, HĐH đất nước.
Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cảm ơn các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn và trực diện của các đại biểu, nhất là của Tập đoàn Viettel đã đề cập tới nhiều nội dung, cụ thể như: bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại, vướng mắc làm cản trở quá trình phát triển công nghiệp công nghệ cao như chưa có cơ chế giao những nhiệm vụ cho các DNNN thực hiện một số dự án/nhiệm vụ quan trọng, thuộc các lĩnh vực mới, lĩnh vực khó, mang tính chất mở đường, dẫn dắt; cơ chế, hỗ trợ điều phối để tạo ra sự hợp lực giữa các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế trong nước để phát triển một số công nghệ/sản phẩm nền tảng, tạo ra sự thay đổi mang tính đột phá cho các ngành công nghiệp; hoặc là còn chậm triển khai xây dựng cơ chế, chính sách theo mô hình sandbox để tạo thuận lợi cho việc triển khai các công nghệ, dịch vụ mới nhất đặc biệt là các công nghệ số, công nghệ của CMCN 4.0; thể chế hóa chủ trương về Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các DNNN… Đây cũng chính là những tồn tại, vướng mắc đã được nhận diện trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nói chung.
Quang cảnh buổi làm việc
Đồng chí cũng cho rằng, các ý kiến đã có sự thống nhất cao và đều khẳng định rằng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ cùng với việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do, nhất là những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (RCEP, CPTPP, EVFTA) cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quan điểm CNH, HĐH đất nước trong thời gian tới rõ ràng cần phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh mới; xác định nội dung cốt lõi của mô hình CNH, HĐH mới, đặc biệt là giải quyết được vấn đề thể chế để thực hiện thành công mục tiêu CNH, HĐH đến năm 2030, tầm nhìn 2045...
Lãnh đạo Tập đoàn Viettel chào mừng đồng chí Trần Tuấn Anh
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu Tổ Biên tập làm rõ những nội dung mà các đại biểu đề cập; nghiên cứu, tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn Viettel trong quá trình xây dựng dự thảo Đề án.
Cũng trong Chương trình làm việc với Tập đoàn Viettel, đồng chí Trần Tuấn Anh và đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Đồng chí Trần Tuấn Anh và đoàn công tác tham quan khu trưng bày sản phẩm của Viettel
Viettel được thành lập ngày 01/6/1989, từ một đơn vị thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, phát triển thành Tổng công ty (năm 2005) và trở thành Tập đoàn (năm 2009) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viettel được giao các ngành nghề kinh doanh chính là: Viễn thông, Bưu chính, Công nghệ thông tin, An ninh mạng, Nghiên cứu sản xuất công nghệ cao về thiết bị điện tử viễn thông, thiết bị quân sự, Xây lắp hạ tầng viễn thông. Trong những năm gần đây Viettel luôn là DNNN đứng Top đầu về doanh thu, lợi nhuận, nộp NSNN. Lũy kế trong hơn 30 năm qua, tổng doanh thu của Viettel đạt trên 2,6 triệu tỷ đồng; Viettel luôn là doanh nghiệp hàng đầu trong đóng góp cho NSNN, lũy kế đến nay đạt 370.000 tỷ đồng. Viettel là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, đứng số 1 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 Châu Á và thứ 18 trên bảng xếp hạng các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022 với giá trị thương hiệu đạt 8,7 tỷ USD. Viettel cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, thành công trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao, góp phần hình thành nền công nghiệp An ninh mạng tại Việt Nam và tiên phong trong chuyển đổi số, kiến tạo xã hội số tại Việt Nam. |
Trung tâm Thông tin, Phân tích và dự báo kinh tế