Thứ hai, Ngày 04/11/2024
Tin đọc nhiều:
GDP bình quân Việt Nam năm 2000 xếp thứ 173/200 thế giới, năm 2022 thay đổi thế nào? GDP bình quân Việt Nam năm 2000 xếp thứ 173/200 thế giới, năm 2022 thay đổi thế nào? Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta hiện nay Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta hiện nay Tăng trưởng GRDP của 63 tỉnh, thành quý I/2023: 45 địa phương cao hơn bình quân chung cả nước Tăng trưởng GRDP của 63 tỉnh, thành quý I/2023: 45 địa phương cao hơn bình quân chung cả nước GDP 2023 đạt 430 tỷ USD, chuyên gia dự báo thời điểm Việt Nam sẽ vượt Singapore, Thái Lan, lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới GDP 2023 đạt 430 tỷ USD, chuyên gia dự báo thời điểm Việt Nam sẽ vượt Singapore, Thái Lan, lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới Nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân đã thay đổi toàn diện thế nào sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 26? Nông nghiệp, nông thôn, đời sống nông dân đã thay đổi toàn diện thế nào sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 26? GDP (PPP) năm 2022 được dự báo đứng thứ 3 ASEAN, thứ 10 châu Á, so với thế giới Việt Nam xếp thứ mấy? GDP (PPP) năm 2022 được dự báo đứng thứ 3 ASEAN, thứ 10 châu Á, so với thế giới Việt Nam xếp thứ mấy? Bài 2: Những hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bài 2: Những hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP(PPP) Việt Nam đã vượt Hà Lan, Thụy Sỹ, được dự báo sắp vượt Úc, Ba Lan… tiến vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới GDP(PPP) Việt Nam đã vượt Hà Lan, Thụy Sỹ, được dự báo sắp vượt Úc, Ba Lan… tiến vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới Bài 4: Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bài 4: Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Top 10 địa phương có thu nhập bình quân cao nhất năm 2022: TP. HCM đứng thứ ba Top 10 địa phương có thu nhập bình quân cao nhất năm 2022: TP. HCM đứng thứ ba Một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc Một số điểm nổi bật trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc Sau 36 năm đổi mới, GDP Việt Nam tăng gấp 50 lần, lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới. Sau 36 năm đổi mới, GDP Việt Nam tăng gấp 50 lần, lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới.

Chức năng nhiệm vụ

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG                                                    ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM                

--------                                                                                                                  --------      

Số: 166-QĐ/TW                                                                              Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

 

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII,

- Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả,

 

BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Chức năng

Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội.

Điều 2. Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị quyết đại hội, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, các vấn đề xã hội gắn với kinh tế theo phân công của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.

- Nghiên cứu, đề xuất chương trình, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội.

- Tham gia với các cơ quan nhà nước trong việc nghiên cứu thể chế hóa các chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp, mới nảy sinh mang tầm chiến lược về kinh tế - xã hội, việc thí điểm, tổng kết một số chủ trương, mô hình mới trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Chủ trì, phối hợp sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo thẩm quyền.

2. Thẩm định

- Chủ trì thẩm định các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội mang tầm chiến lược hoặc có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội.

- Tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án về kinh tế - xã hội trước khi các cơ quan chủ đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội đối với các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

- Giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư nắm tình hình, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kinh tế - xã hội; báo cáo, đề xuất, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét xử lý đối với những vi phạm trong quá trình thực hiện.

- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu, giúp Bộ Chính trị xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hằng năm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội; tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc chủ trì khi được giao.

4. Tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Điều 3. Tổ chức bộ máy

1. Lãnh đạo Ban

Gồm có Trưởng ban, các phó trưởng ban chuyên trách và một số phó trưởng ban kiêm nhiệm.

2. Cơ cấu tổ chức của Ban Kinh tế Trung ương gồm:

(1) Vụ Kinh tế tổng hợp

(2) Vụ Công nghiệp

(3) Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

(4) Vụ Xã hội

(5) Vụ Kinh tế vùng và địa phương

(6) Vụ Kinh tế quốc tế và hội nhập

(7) Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế

(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ

(9) Văn phòng

3. Biên chế

Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, thống nhất với Ban Kinh tế Trung ương xác định biên chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và Đề án vị trí việc làm của Ban Kinh tế Trung ương, đồng thời, thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Kinh tế Trung ương được sử dụng chuyên gia, cộng tác viên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Mối quan hệ công tác

- Với Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội và các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ phối hợp trong việc tham mưu, đề xuất; thẩm định đề án, dự án, báo cáo, văn bản; triển khai, thực hiện những/Chủ trương, cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội và để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của Ban Kinh tế Trung ương và cơ quan phối hợp.

- Với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương là quan hệ phối hợp trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện những chủ trương, cơ chế, chính sách lớn về kinh tế - xã hội của Trung ương.

- Ban Kinh tế Trung ương được yêu cầu các ban cán sự đảng bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có liên quan trong khối kinh tế - xã hội báo cáo định kỳ hoặc đột xuất nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Chế độ làm việc

- Ban Kinh tế Trung ương làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hoạt động của Ban và tổ chức, điều hành công việc của Ban.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, Ban Kinh tế Trung ương xây dựng quy chế làm việc, các quy trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Ban Kinh tế Trung ương được cử cán bộ dự các cuộc họp của các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt thuộc phạm vi được phân công khi bàn về triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Điều 6. Điều khoản thi hành

Quyết định này thay thế Quyết định 161-QĐ/TW, ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về chức năng, nhiệm vụ

, tổ chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Ban Kinh tế Trung ương, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy,

các cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành ủy,                                                                           T/M BỘ CHÍNH TRỊ
- Các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương,                                 (Đã ký)
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.                                                     Trần Quốc Vượng

 

  

   

 

 

 

 9 tháng đầu năm 2024 

(Tăng so với cùng kỳ, xem chi tiết)

  • GDP (So với cùng kỳ năm trước)
    +6,82
    %
  • Chỉ số giá tiêu dùng
    +3,88
    %
  • Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp
    +8,34
    %
  • Tổng mức bản lẻ hàng hóa
    +8,8
    %
  • Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
    24,78
    Tỷ USD
  • Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
    578,47 
    Tỷ USD

Thông tin chuyên đề

Liên kết Website