ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐẤT ĐAI, DÂN SỐ
Đơn vị hành chính thuộc phạm vi thành thị (phường, thị trấn) là 2.335. Trong đó, có 12 tỉnh, thành phố có số đơn vị thuộc phạm vi thành thị từ 45 phường, thị trấn trở lên, cao nhất là TP. Hồ Chí Minh với 254 phường, thị trấn, thứ hai là Hà Nội: 196, tiếp đến là Thanh Hóa: 90, Quảng Ninh: 79, Hải Phòng: 76, Hải Dương: 57, Bình Dương: 50, Đồng Nai: 49, Nghệ An: 49, Cần Thơ: 47, Thừa Thiên-Huế: 46, Đà Nẵng: 45.
Đây là tiền đề để tăng tỷ lệ dân số thành thị trên cơ sở thành lập các đơn vị thành thị và đưa vốn về thành lập.
Diện tích Việt Nam có 33.134,4 nghìn ha. Có 9 tỉnh/thành phố đạt trên 900 nghìn ha, tỉnh có diện tích lớn nhất là Nghệ An: 1.648,7 nghìn ha; tiếp đến là Gia Lai: 1.551; Sơn La: 1.411; Đăk Lăk: 1.307; Thanh Hóa: 1.111,5; Quảng Nam: 1.057,5; Lâm Đồng: 978,1; Điện Biên: 954 và Lai Châu: 906,9 nghìn ha.
Đây là những tỉnh có nhiều diện tích rừng, có điều kiện phát triển lâm nghiệp, xuất khẩu lâm sản, là “lá phổi” của cả nước, góp phần phòng, chống lũ,… phù hợp với việc bảo vệ môi trường.
Dân số trung bình Việt Nam năm 2021 có 98,5 triệu người. Trong đó: 45 tỉnh/thành phố có trên 1 triệu người; từ 2 triệu người trở lên có 7 tỉnh/thành phố, gồm: TP.HCM: 9.166,8 nghìn người, Hà Nội: 8.330,8; Thanh Hóa: 3.716,4; Nghệ An: 3.409,8; Đồng Nai: 3.169,1; Bình Dương: 2.596,8 và Hải Phòng: 2.072,4 nghìn người. Nền kinh tế Việt Nam có định hướng vì con người. Đây là nhiệm vụ rất lớn đối với các địa phương này.
Tỷ lệ sinh của cả nước năm 2021 là 16,7‰. Hiện có 29 tỉnh/thành phố có tỷ lệ sinh thấp hơn tỷ lệ sinh chung, trong đó 10 địa phương có tỷ lệ sinh thấp dưới 13‰ (Bến Tre: 10,1; Vĩnh Long: 10,9; Sóc Trăng: 11; An Giang: 12,1; Tiền Giang: 12,2; Bình Dương: 12,3; Đồng Tháp: 12,4; Bạc Liêu: 12,6, Cà Mau: 12,8; Long An: 12,9).
Đây là kết quả nhiều năm của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhưng nay không nên khuyến khích để tránh tỷ suất sinh trai/100 gái hiện vẫn cao và đẩy nhanh việc già hóa dân số.
Tổng tỷ suất sinh (số con/phụ nữ) của cả nước năm 2021 là 2,11. Có 21 tỉnh/thành phố có mức thấp hơn, trong đó có 9 tỉnh/thành phố có mức khá thấp (dưới 1,8), thấp nhất là ở TP. Hồ Chí Minh với mức sinh 1,48 con/phụ nữ, tiếp đến là Bạc Liêu: 1,56; Bình Dương: 1,62... Những địa phương có tổng tỷ suất sinh thấp xa so với mức sinh thay thế, tập trung ở các tỉnh từ Đông Nam Bộ trở vào.
Hiện có 40 địa phương có mức sinh cao hơn của cả nước, trong đó có 12 tỉnh mức sinh trên 2,5 (Hà Tĩnh: 2,95; Sơn La: 2,77; Yên Bái: 2,77; Lai Châu: 2,77; Nam Định: 2,75; Điện Biên: 2,7; Đắk Nông: 2,68; Nghệ An: 2,63; Hà Giang: 2,62; Thái Bình: 2,58; KonTum: 2,55; Quảng Bình: 2,52).
Cả nước nhập cư thuần năm 2021 có 14 tỉnh/thành phố, trong đó tỷ lệ cao có Bắc Ninh 41,7‰, Bình Dương 30,8‰, TP. Hồ Chí Minh 21,8‰, Đà Nẵng 13,5‰. Có 49 tỉnh/thành phố xuất cư thuần, trong đó có 26 tỉnh/thành phố xuất cư thuần cao (từ 5‰ trở lên), đặc biệt có 21 địa phương có trên 6‰, cao nhất là Đồng Tháp 23,7‰, thứ hai là An Giang 22,9‰, thứ ba là Sóc Trăng 20,9‰...
MƯỜI SÁU ĐỊA BÀN CÓ GRDP LỚN NHẤT NƯỚC
Số liệu thống kê năm 2020 cho thấy, cả nước có 16 địa bàn có tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) lớn nhất nước nằm trong “câu lạc bộ các địa bàn có GRDP đạt trên 100 nghìn tỷ đồng”.
Ngoài các yếu tố diện tích, dân số, địa kinh tế, còn có yếu tố quan trọng là lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tác động lớn hơn của kinh tế số, với tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số/tổng GRDP khá cao (như Bắc Ninh chiếm 47,6%, Thái Nguyên chiếm 24,7%, Hải Phòng chiếm 18,3%, Vĩnh Phúc chiếm 15,6%, Hà Nội chiếm 9,5%, Đà Nẵng chiếm 7,7%, Hải Dương chiếm 7,7%, TP. Hồ Chí Minh chiếm 6,4%, Bình Dương chiếm 5,3%,… Trong khi các địa bàn khác có tỷ trọng thấp hơn.
Những địa bàn năm 2020 chưa nằm trong danh sách trên, nhưng gia nhập “câu lạc bộ” trên 100 nghìn tỷ đồng ngay trong năm sau còn có Hưng Yên, Tiền Giang, Kiên Giang, Quảng Nam,…
Đây là những địa bàn mà tốc độ tăng/giảm GRDP thấp hơn, trong đó 13 địa bàn đạt dưới 40 nghìn tỷ đồng. Ngoài gần hết là các tỉnh miền núi, đáng lưu ý có Hậu Giang, Ninh Thuận…
Quan trọng hơn tổng GRDP là GRDP bình quân đầu người. Cả nước có 11 địa bàn có GRDP bình quân đầu người cao hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước, trong đó có các địa bàn rất cao (biểu đồ 2).
MƯỜI ĐỊA PHƯƠNG CÓ FDI ĐẠT TRÊN 10 TỶ USD
Tính đến cuối năm 2021, tất cả 63/63 tỉnh/thành phố đều có các dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, trong đó có 27 địa bàn có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 1 tỷ USD, đặc biệt có 10 địa bàn đạt trên 10 tỷ USD (cao nhất là TP. Hồ Chí Minh với 50,37 tỷ USD; đứng thứ hai là Hà Nội: 37,39 tỷ USD; tiếp đến là Bình Dương: 36,74, Bà Rịa - Vũng Tàu: 33,17; Đồng Nai: 32,56; Hải Phòng: 22,9; Bắc Ninh: 21,27; Thanh Hóa: 14,53; Long An: 12,3 và Hà Tĩnh: 11,73 tỷ USD).
Xếp sau các địa phương trên còn có 9 địa phương khác đạt từ 5 đến dưới 10 tỷ USD (Thái Nguyên: 8,68; Tây Ninh: 8,32; Hải Dương: 8,18; Bắc Giang: 8,08; Quảng Ninh: 7,92; Vĩnh Phúc: 6,33; Quảng Nam: 6,13; Hưng Yên: 6,01; Đà Nẵng: 5,54 tỷ USD). Có 9 địa phương đạt từ 3 đến dưới 5 tỷ USD (Kiên Giang: 4,8; Hà Nam: 4,65; Bạc Liêu: 4,55; Khánh Hòa: 4,3; Thừa Thiên-Huế: 3,86; Bình Thuận: 3,73; Bình Phước: 3,6; Nam Định: 3,51; Trà Vinh: 3,33 tỷ USD).
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đạt quy mô và tăng trưởng xuất khẩu tăng của các địa phương.
Theo Vneconomy