Theo tạp chí Forbes, một nhóm tác giả các trường đại học ở Úc đã nghiên cứu về khả năng chống lạm phát của Ethereum. Họ kết luận:
"Theo những sự thay đổi gần đây về giao thức giao dịch, Ethereum có một tỷ lệ phát hành token ròng thấp hơn đáng kể so với Bitcoin với việc hủy bỏ các loại phí với từng giao dịch. Trong nhiều trường hợp, tốc độ Ethereum bị đốt đi còn nhanh hơn tốc độ mà lượng token mới được phát hành. Kết quả này cho thấy Ethereum có thể sẽ là đồng tiền giảm phát đầu tiên trên thế giới".
Các chuyên gia nhận định rằng, sự thật này khiến Ethereum được coi là một loại tài sản chống lại lạm phát (và đồng thời một loại tài sản tích trữ giá trị) mạnh hơn rất nhiều so với Bitcoin.
Trang The Motley Fool giải thích kĩ hơn về phát hiện này. Các nhà phát triển đang nâng cấp mạng lưới Ethereum lên mạng lưới Ethereum 2.0. Trong tháng 8/2021, họ đã hoàn thành được một phần lớn của dự án nâng cấp này với bản "Đề xuất nâng cấp Ethereum 1559", hay còn được biết đến với cái tên London Hard Fork. London Hard Fork đã thay đổi phí giao dịch bằng cách đưa ra một mức phí cơ sở dễ dự báo trước.
Dưới cơ chế mới này, mức phí cơ sở sẽ bị đốt đi sau mỗi giao dịch, vì vậy mà mạng lưới có thể loại bỏ Ether trong lượng 118 triệu nguồn cung của đồng tiền này. Từ khi áp dụng cơ chế mới này của bản Đề xuất, đã có hơn 1 triệu đồng Ethereum đã bị đốt đi.
Khi toàn bộ mạng lưới đã hoàn toàn dịch chuyển sang Ethereum 2.0, nguồn cung của đồng Ether có thể giảm 2% mỗi năm. The Motley Fool nói rằng đây chính là thời điểm mà mọi người cảm thấy Ethereum tỏ ra vượt trội hơn so với Bitcoin trong việc chống lại rủi ro lạm phát, bởi nguồn cung Ethereum sẽ dần trở nên cạn kiệt hơn trong tương lai.
Ngoài lý do liên quan đến tỷ lệ phát hành token ròng, nhóm tác giả của các trường đại học Úc cũng cho rằng với sự nổi lên của tài chính phi tập trung (DeFi) và tài sản số không thể thay thế (NFT), mạng lưới Ethereum sẽ tiếp tục chứng kiến sự tắc nghẽn, và điều này làm cho tỷ lệ đốt đồng ETH tăng nhanh chóng trong thời gian tới.
Theo cafef