PHỤ LỤC THƯ MỜI THAM GIA CUỘC VẬN ĐỘNG
"Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ chế, chính sách
phát triển kinh tế"
Đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tập trung vào việc nhận diện vấn đề và góp ý, đề xuất cơ chế, chính sách với Đảng và Nhà nước về các nội dung liên quan đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, trọng tâm vào các vấn đề cụ thể sau đây:
- Ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc
- Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công và hệ thống tài chính quốc gia
- Cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực
- Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công
- Cơ cấu lại các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu
- Tăng năng suất lao động
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, vùng, doanh nghiệp, sản phẩm
- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản, bao gồm cả tài sản trí tuệ của người dân và doanh nghiệp; đăng ký sở hữu, giao dịch tài sản
- Quản lý, sử dụng, khai thác đất đai, khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên
- Quản lý, sử dụng tài sản công và đầu tư công
- Việc giải quyết tranh chấp dân sự; bảo vệ các quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; bảo đảm cơ chế thực thi nghiêm minh, có hiệu quả pháp luật về hợp đồng và các quyền, nghĩa vụ.
- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
- Mở cửa thị trường, tăng khả năng tiếp cận thị trường, xoá bỏ các rào cản và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư, kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm
- Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, bóp méo giá cả, quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ
- Bảo đảm quyền tự do, tự chủ kinh doanh của doanh nghiêp; đối xử bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi các nguồn lực, nhất là đất đai, vốn, lao động và thông tin, thị trường, cơ hội kinh doanh, đầu tư, mua sắm, đầu tư công
- Phát triển đội ngũ doanh nhân; xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc.
- Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo cơ chế thị trường và bảo đảm tối đa hoá giá trị tài sản, vốn của Nhà nước;
- Xử lý các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả;
- Xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp; phát hành cổ phiếu và đấu giá cổ phần của Nhà nước;
- Mức sở hữu vốn của nhà nước cần thiết trong các ngành, lĩnh vực;
- Niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp sau cổ phần hoá;
- Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đang được giao quản lý, khai thác các công trình, dự án kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Xử lý đất đai của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá;
- Thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải của các doanh nghiệp nhà nước;
- Đầu tư, tăng vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp;
- Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, quản trị tham gia đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá;
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước phát triển;
- Giải quyết tốt việc sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ dôi dư sau cổ phần hoá;
- Bảo đảm đầy đủ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động; phát huy vai trò và trách nhiệm của người lao động trong việc tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế phù hợp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ trong các doanh nghiệp cổ phần hoá;
- Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp;
- Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực của doanh nghiệp nhà nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường;
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị;
- Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước;
- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước;
- Cơ chế quản lý, vận hành và quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, bộ quản lý chuyên ngành, cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước nhằm bảo đảm doanh nghiệp nhà nước tự chủ kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường;
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích; tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp nhà nước móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân;
- Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu với quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế ở một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế;
- Hệ thống khuyến khích, đòn bẩy kinh tế đi đôi với nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương trong doanh nghiệp nhà nước;
- Chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động và người quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập
- Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác
- Phát triển chuỗi liên kết, chuỗi giá trị và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh
- Phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế:
- Bảo đảm kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững và hoạt động theo cơ chế thị trường, tự do kinh doanh trong những lĩnh vực pháp luật không cấm, được đối xử bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh;
- Phát triển nhanh và bền vững các doanh nghiệp của tư nhân về số lượng, quy mô, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh;
- Phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình và các hình thức kinh doanh cá thể;
- Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp;
- Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu;
- Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ;
- Phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội;
- Khắc phục có hiệu quả những mặt trái phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân;
- Khuyến khích thành lập doanh nghiệp, phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
- Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp;
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh, bền vững và đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu;
- Tăng cường đào tạo lao động của khu vực kinh tế tư nhân;
- Xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân;
- Tăng cường tính minh bạch và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường;
- Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc góp vốn, mua cổ phần; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân...
- Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công;
- Quản lý tài chính doanh nghiệp và minh bạch thông tin tài chính doanh nghiệp của tư nhân;
- Tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán, nhất là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý;
- Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận, khai thác các cơ hội trong hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế; xóa bỏ các rào cản bất hợp lý đối với kinh tế tư nhân khi tham gia thương mại, đầu tư quốc tế; tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao năng lực từng bước tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu;
- Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động;
- Khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, các công ty đa quốc gia lớn, gắn với yêu cầu chuyển giao và lan tỏa rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp của tư nhân trong nước
- Bảo đảm giá cả hàng hoá, dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát huy đúng đắn, đầy đủ vai trò của người tiêu dùng, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả chính sách thuế
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực phù hợp với cơ chế thị trường
- Đa dạng hoá các hình thức huy động, đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước, nhất là các hình thức hợp tác công - tư
- Phá sản, giải thể doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, bảo vệ nhà đầu tư; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự
- Quản lý và phát triển thị trường bất động sản
- Quản lý và phát triển thị trường tài chính
- Quản lý và phát triển thị trường khoa học, công nghệ
- Quản lý và phát triển thị trường lao động
- Quản lý và phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ
- Tạo bước đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia; phát triển các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao và các doanh nghiệp khoa học - công nghệ.
- Đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao
- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng
- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững
- Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; giảm nghèo bền vững; bảo đảm an sinh xã hội
- Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Phát triển các vùng kinh tế và liên kết vùng kinh tế
- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và thực hiện có hiệu quả các FTAs nhằm mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, huy động nguồn lực nước ngoài gắn với bảo đảm an toàn, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo đảm tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế
- Nâng cao vai trò, hiệu quả và năng lực lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong đổi mới và phát triển kinh tế.
BAN TỔ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG