Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia ngày 15/9/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Báo cáo của diễn đàn IPES-Food được đưa ra khi Chỉ số Giá lương thựccủa FAO (Tổ Chức Lương thực Và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) cập nhật được dự đoán cho thấy giá lương thực tăng lên mức cao kỷ lục mới vào tháng 4/2022.
Theo báo cáo: Những sai sót cơ bản đã khiến cho cuộc xung đột tại Ukraine trở thành cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu - chẳng hạn như việc phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu lương thực và đầu cơ hàng hóa quá mức. Bằng chứng cho thấy các nhà đầu cơ tài chính có khả năng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng tăng giá và biến động giá lương thực. Chỉ trong 9 ngày của tháng 3 năm 2022, giá lúa mì trên thị trường kỳ hạn đã tăng 54%. Điều này nghĩa là mặc dù dự trữ lúa mì toàn cầu đang ở mức cao so với xu hướng trước đây - nguồn cung lúa mì và ngô toàn cầu đã tăng đều đặn kể từ năm 2012. Tỷ lệ dự trữ để sử dụng vào năm 2022 đối với ngũ cốc ở mức hợp lý - ở mức 29,7% vào năm 2022, thấp hơn một chút so với mức 2020/21 là 29,8%, điều này cho thấy mức cung hiện tại tương đối thoải mái.
Giá cả tăng và dao động quá mức không dựa trên các nguyên tắc cơ bản của thị trường. Kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, đã có sự gia tăng đầu tư vào các hợp đồng hàng hóa tương lai và các quỹ liên kết với hàng hóa (giao dịch hàng ngày của một quỹ như vậy đã tăng lên gấp 100 lần từ tháng 1 đến đầu tháng 3), khối lượng giao dịch trên sàn Chicago Mercantile Exchange tăng và tỷ trọng của các nhà đầu cơ trong thị trường lúa mì và ngô đã tăng lên.
Các chuyên gia kêu gọi cải cách khẩn cấp hệ thống lương thực để ngăn chặn sự gia tăng số người chịu ảnh hưởng xấu của tình trạng mất an ninh lương thực. Sau khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, giá lương thực thế giới ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3/2022, điều này ảnh hưởng nặng nề đến một số quốc gia đang bị mất an ninh lương thực. Mô hình của FAO cho thấy số người bị thiếu dinh dưỡng có thể tăng thêm 13 triệu người trong năm nay.
10 tuần sau khi chiến sự nổ ra, IPES-Food đã tiến hành nghiên cứu cuộc khủng hoảng an ninh lương thực đang gia tăng và chỉ ra những nguyên nhân chưa được giải quyết:
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực: Sự đa dạng trong chế độ ăn uống trên toàn cầu đã giảm trong nhiều thập kỷ (chỉ tập trung vào lúa mì, gạo và ngô); các loại cây trồng chuyên để xuất khẩu đã được phát triển rộng rãi nhờ sự đa dạng hơn trong việc cung cấp lương thực của chúng; một số quốc gia hiện phụ thuộc 100% vào nhập khẩu lương thực chính trong khi vẫn đang nợ nhiều.
Hệ thống sản xuất khó đổi mới: Sự chuyên biệt hóa quá mức về mặt địa lý, sự ưu đãi của thương nhân và chính phủ đối với cây lương thực hàng hoá và nhiên liệu sinh học, cũng như sự phụ thuộc vào phân bón tổng hợp đều kìm hãm khả năng đa dạng hóa sản xuất lương thực và chuyển đổi phương thức sản xuất lương thực của người nông dân.
Thị trường suy giảm và đầu cơ: Dự trữ lúa mì toàn cầu hiện đang ở mức cao so với xu hướng trước đây và tỷ lệ dự trữ sử dụng đang ở mức hợp lý; Điều làm trầm trọng thêm các đợt tăng giá là sự thiếu minh bạch trong dự trữ và tình trạng đầu cơ hàng hóa quá mức.
Vòng luẩn quẩn của xung đột, biến đổi khí hậu, đói nghèo và mất an ninh lương thực - khiến hàng trăm triệu người không có khả năng thích ứng với những cú sốc bất ngờ.
Các chuyên gia cảnh báo những phản ứng thiển cận đối với cuộc khủng hoảng sẽ khiến xu hướng hiện nay trầm trọng thêm - chẳng hạn như đình chỉ các quy định về môi trường, tăng cường sản xuất lương thực hướng công nghiệp và thúc đẩy hơn nữa nền nông nghiệp phụ thuộc vào phân bón theo định hướng xuất khẩu. Thay vào đó, nhóm chuyên gia kêu gọi cần hành động khẩn cấp nhằm: Cung cấp hỗ trợ tài chính và xóa nợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương; Ngăn chặn tình trạng đầu cơ hàng hóa quá mức và nâng cao tính minh bạch của thị trường; Xây dựng hệ thống dự trữ ngũ cốc trong khu vực; Đa dạng hóa sản xuất lương thực và cơ cấu lại dòng chảy thương mại; Giảm lượng nhiên liệu sinh học, số lượng vật nuôi và sự phụ thuộc vào phân bón cũng như năng lượng hóa thạch trong sản xuất lương thực.
Olivier De Schutter, đồng chủ tịch IPES-Food, và là Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Đói nghèo và Nhân quyền, cho biết: “Một thế hệ mới một lần nữa phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, và dường như chúng ta chưa rút ra bài học nào kể từ cuộc khủng hoảng giá lương thực vừa qua. Việc tiếp tục dựa vào một số lượng hàng hoá lương thực và các quốc gia để cung cấp lương thực cho toàn thế giới, kết hợp với việc các nhà tài đầu tư tài chính cơ hội đánh cược vào lương thực, là một công thức dẫn đến thảm họa. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng lần này sẽ khác. Làm cho hệ thống lương thực của chúng ta trở nên linh hoạt, đa dạng và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp đảm bảo rằng cú sốc tiếp theo - cho dù do xung đột hay biến đổi khí hậu - cũng không gây ra một cuộc khủng hoảng khác”.
Jennifer Clapp, chuyên gia IPES-Food và là Chủ tịch Nghiên cứu Canada về An ninh Lương thực Toàn cầu và Tính bền vững tại Đại học Waterloo, cho biết: “Bằng chứng cho thấy các nhà đầu cơ tài chính đang nhảy vào đầu tư hàng hóa và đánh cược vào tăng giá lương thực, và điều này đang đẩy những người nghèo nhất trên thế giới vào tình trạng đói kém hơn. Các chính phủ đã thất bại trong việc kiềm chế đầu cơ quá mức và đảm bảo tính minh bạch của các kho dự trữ lương thực cũng như thị trường hàng hóa – vấn đề này phải được giải quyết khẩn trương”.
Mamadou Goïta, Mali, chuyên gia IPES-Food và là Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu và Thúc đẩy các Giải pháp Thay thế trong Phát triển (IRPAD Châu Phi), cho biết: “Thật đáng báo động khi thấy giá cả tăng cao và nguy cơ đói kém cùng với bạo loạn lương thực đang quay trở lại ở nhiều quốc gia châu Phi. Xây dựng lại các kho dự trữ ngũ cốc tại các nước trong khu vực là chìa khóa để tăng cường khả năng phục hồi khi những cú sốc này xảy ra - Tây Phi đã đạt được một số tiến bộ, nhưng đó là một lời cảnh tỉnh và tất cả các khu vực cần được hỗ trợ để đẩy nhanh tiến độ này”.
Raj Patel, chuyên gia IPES-Food và là Giáo sư tại trường Lyndon B Johnson School of Public Affairs tại Đại học Texas, cho biết: “Trong nhiều thập kỷ, các chính phủ và tổ chức giàu có như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đã thúc đẩy các nước thu nhập thấp trồng cây xuất khẩu cho các quốc gia giàu có đồng thời nhập khẩu các mặt hàng chủ lực như lúa mì và ngô để tự nuôi sống mình. Giờ đây, hàng triệu người đang phải chịu những cú sốc tái diễn về giá lương thực, các quốc gia lâm vào cảnh nợ nần, và lãi suất đang tăng lên. Việc xóa nợ cho các nước phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực là điều cần thiết để giúp họ ngăn chặn tình trạng bất ổn trong nước, bảo vệ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đồng thời tái thiết và đa dạng hóa sản xuất lương thực”./.
Theo dangcongsan.vn