Diễn đàn Kinh tế - Xã hội là hoạt động thường niên của Quốc hội. Qua hai lần tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức trong nước và quốc tế, của Trung ương và địa phương.
Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái. Trong nước, mặc dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định nhưng tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn.
Đứng trước bối cảnh đó đòi hỏi phải sớm có giải pháp ứng phó trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược lâu dài; giải pháp để tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực tăng trưởng để giúp đất nước tận dụng thời cơ, ứng phó, vượt qua thách thức, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.
Tăng cường, phát huy nội lực, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, tận dụng ngoại lực hiệu quả, kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng đang là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước.
Xuất phát từ quan điểm đó, nội dung "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững" đã được lựa chọn làm chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023.
Thông tin từ họp báo cho biết, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 19/9 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được giao chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu tại họp báo. (Ảnh: Báo Nhân dân)
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 sẽ tập trung trao đổi, thảo luận các nhóm nội dung lớn cụ thể là: Làm rõ bối cảnh quốc tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi, phát triển của kinh tế thế giới; chính sách kinh tế của các nước lớn, các đối tác thương mại chính của Việt Nam và tác động đến Việt Nam.
Đồng thời đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và giai đoạn 3 năm 2021-2023. Nhận diện các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các vấn đề của thị trường đầu vào – đầu ra, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng của nền kinh tế, rào cản đối với doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường tài chính – tiền tệ; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, lao động việc làm, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp trước mắt và dài hạn.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và giai đoạn 5 năm 2021-2025 và một số nghị quyết liên quan khác... trong đó làm rõ các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm.
Phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong nguyên tắc, phương thức, cách thức điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
Đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Báo điện tử Công lý
Các ý kiến, tham luận tại Diễn đàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn để Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội thẩm tra các nội dung thuộc chức năng; là nguồn thông tin đầu vào quan trọng để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV sắp tới.
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ngoài điểm cầu chính ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Diễn đàn còn kết nối với một số điểm cầu của các học viện, trường đại học, diễn giả, nhà khoa học. Dự kiến khoảng 400 - 450 đại biểu tham dự trực tiếp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có phát biểu khai mạc, chỉ đạo Diễn đàn.
Diễn đàn sẽ tập trung trao đổi, thảo luận, làm rõ bối cảnh quốc tế; các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi, phát triển của kinh tế thế giới; chính sách kinh tế của các nước lớn, các đối tác thương mại chính của Việt Nam và tác động đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và giai đoạn 3 năm 2021-2023; nhận diện các nút thắt, rào cản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm các vấn đề của thị trường đầu vào - đầu ra, đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng của nền kinh tế, rào cản đối với doanh nghiệp, thị trường bất động sản, thị trường tài chính-tiền tệ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, lao động việc làm, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp trước mắt và dài hạn.
Đồng thời, rà soát, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian qua, đặc biệt là Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; các nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và giai đoạn 5 năm 2021-2025 và một số nghị quyết liên quan khác.
Diễn đàn cũng nhằm phát hiện, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển; đề xuất các giải pháp, chính sách để khơi thông nguồn lực, kiến tạo các động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh, tận dụng cơ hội mới; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong nguyên tắc, phương thức, cách thức điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.
“Các ý kiến, tham luận tại Diễn đàn sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra các nội dung thuộc chức năng; là nguồn thông tin đầu vào quan trọng để đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sắp tới”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay.
Chia sẻ về chủ đề của Diễn đàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết sau hơn 2 năm chịu tác động của đại dịch Covid-19, trong nội tại nền kinh tế đang tồn tại những số điểm nghẽn. Một số động lực tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, cả về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng trong nước, đòi hỏi phải có giải pháp tháo gỡ những nút thắt này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, phải kiến tạo những động lực mới, đồng thời đưa ra các đề xuất để giải quyết triệt để những vấn đề nói trên, từ đó có động lực tăng trưởng mới và phát triển bền vững.
Diễn đàn sẽ khái quát, đánh giá bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực thời gian qua, trong đó có xung đột Nga-Ukraine, đứt gãy cung ứng toàn cầu, cầu tại các nước trong bối cảnh lạm phát tăng cao, một số đối tác thương mại tăng trưởng đang suy giảm, ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Đồng thời, đưa ra những dự báo về tác động của các vấn đề trên trong thời gian tới, từ đó có biện pháp, chính sách phù hợp để thích ứng với bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực. Ở trong nước, phải đánh giá lại những biện pháp, giải pháp đặt ra không chỉ cho năm 2023 và còn cho cả kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.
Tại buổi họp báo, đại diện các cơ quan đồng tổ chức Diễn đàn cũng đã giải đáp thắc mắc của các phóng viên chung quanh một số nội dung như: chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, chính sách thuế VAT, phát triển hydrogen xanh tại Việt Nam…
Chương trình Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Phiên Toàn thể và Tọa đàm cấp cao: “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”. Tập trung về các nội dung: Đánh giá/tóm tắt kết quả giữa nhiệm kỳ việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững (phục hồi động lực hiện tại, kiến tạo động lực tăng trưởng mới); cải cách thể chế, góc nhìn về tính đồng bộ trong quản trị quốc gia, doanh nghiệp, địa phương... Phiên hội thảo chuyên đề: Chuyên đề 1: “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó”. Dự kiến các nội dung: Tháo gỡ nút thắt, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các thị trường yếu tố sản xuất, nhất là thị trường vốn, thị trường tài chính; khơi thông nguồn lực, nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế… Chuyên đề 2: “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”. Dự kiến các nội dung: Nâng cao năng suất lao động, hoàn thiện chính sách liên quan đến an sinh xã hội, ổn định việc làm, hỗ trợ người lao động… |
Tổng hợp