Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Biên tập tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW nhấn mạnh: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về việc tổng kết các nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng kinh tế; Quyết định số 324-QĐ/BKTTW, ngày 18/4/2022 của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 và Kết luận số 25-KL/TW, ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 39-NQ/TW), đoàn công tác của Tổ Biên tập tổng kết Nghị quyết đã có chương trình làm việc và khảo sát tại một số tỉnh, thành khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ về công tác tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó có buổi làm việc với Nhóm Tư vấn phát triển miền Trung.
Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ Biên tập;
phát biểu tai buổi làm việc
Đồng chí nhấn mạnh tại buổi làm việc, mục tiêu xây dựng và ban hành Nghị quyết mới nhằm thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đồng thời còn là cơ sở để xây dựng quy hoạch vùng. Theo đồng chí Nguyễn Hồng Sơn, Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ gồm 14 tỉnh, thành, chia làm 3 tiểu vùng. Ban Chỉ đạo dự kiến tổ chức 3 Tọa đàm về 3 tiểu vùng và 1 Hội thảo, 1 Hội nghị. Cụ thể: Tọa đàm 1: “Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung bộ trong bối cảnh mới”; Tọa đàm 2: “Liên kết phát triển tiểu vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới”; Tọa đàm 3: “Liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung bộ trong bối cảnh mới”; Hội thảo: “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Hội nghị lấy ý kiến Báo cáo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW. Để chuẩn bị tổ chức các tọa đàm, hội thảo, hội nghị, Ban Chỉ đạo cũng đã làm việc với một số địa phương, viện, đại học và Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng Duyên hải miền Trung.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch tham gia ý kiến
Đồng chí Nguyễn Hồng Sơn đã đưa ra một số nội dung, trong đó trọng tâm là vấn đề liên kết phát triển tiểu vùng và vùng. Theo đó, tại sao liên kết phát triển vùng chưa hiệu quả, còn gặp nhiều khó khăn, đâu là nguyên nhân; làm thế nào để thúc đẩy phát triển liên kết tiểu vùng và vùng; làm thế nào để phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của tiểu vùng, vùng...
PGS.TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển nêu ý kiến
Tại buổi làm việc, các thành viên Nhóm Tư vấn phát triển miền Trung đã thảo luận, đưa ra các ý kiến trên góc độ chuyên gia, những người đã gắn bó với vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ. TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế cho rằng, các nội dung liên kết đã từng được đưa ra như: Du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, liên kết khu công nghiệp và vùng kinh tế, các khu kinh tế và khu công nghiệp. Bên cạnh đó còn có liên kết để phân chia; phát triển hệ thống giao thông vùng… Tuy nhiên, thành công nhất là liên kết phát triển du lịch còn các ngành khác chưa hiệu quả. TS. Trần Du Lịch đề xuất cần phải có một mô hình quản lý, điều phối triển khai thực hiện đủ tầm, nếu ko sẽ không thể triển khai thực hiện hiệu quả liên kết phát triển vùng.
PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tham gia ý kiến
Về tổ chức 3 tọa đàm và hội thảo, TS. Trần Du Lịch nhất trí về các chủ đề và nội dung đưa ra, đồng thời nhấn mạnh việc cần đánh giá tiềm năng, lợi thế của vùng nhưng tại sao thời gian qua chưa phát triển được; đâu là nút thắt cần được tháo gỡ?
TS. Hồ Kỳ Minh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng,
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng tham gia ý kiến
Tham gia thảo luận, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách công, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (FSPPM) đề cập mối quan tâm đề cảng biển, ông cho biết: 14 tỉnh, thành có 14 cảng biển chia làm 3 nhóm cảng biển. Theo Cục Hàng hải và quy hoạch cảng biển toàn quốc được phê duyệt vừa rồi thì Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ thuộc nhóm cảng biển số 2, Đà Nẵng đến Bình Thuận là nhóm cảng biển số 3. Hiện nay ở khu vực miền Trung thì Cảng biển loại 1 sẽ có Chân Mây, Liên Chiểu, Tiên Sa, Kỳ Hà, Chu Lai, Dung Quất, Bình Định là khu Quy Nhơn. Trong quy hoạch này chỉ có Liên Chiểu Đà Nẵng là quy loạch tiềm năng thành cảng đặc biệt, là cửa ngõ quốc tế và Vân Phong Khánh Hòa là có tiềm năng. Hiện nay chỉ có 2 cảng đặc biệt cửa ngõ quốc tế là Lạch Huyện Hải Phòng và Thị Vải Cái Mép.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh tham gia ý kiến
Còn TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, để phát triển liên kết vùng thì cần phải có 2 thứ: Quy hoạch và hạ tầng và bên cạnh đó cần hệ thống giám sát đánh giá. Ông cũng bày tỏ mong muốn Nghị quyết mới phải thực chất, phải giải quyết được những vấn đề nội tại của các vùng. Theo ông, nếu cần nên có một cơ chế phù hợp (từ nay đến 2030), đó chính là giai đoạn quá độ để sau năm 2035 tiến tới một cơ chế đột phá hơn. Trong khi đó TS. Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cũng đồng tình việc ban hành Nghị quyết mới vì Nghị quyết 39-NQ/TW từ năm 2004, nhiều nội dung không còn phù hợp nữa. Cũng theo TS. Bùi Tất Thắng, Nghị quyết mới phải có tính toàn diện, tính khái quát cao, và để đạt được điều đó thì ngay từ bây giờ phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng các báo cáo kỹ càng, chất lượng; phải xác định được vai trò và chức năng của mỗi vùng kinh tế - xã hội trên cơ sở đó mới tham mưu được những cơ chế, chính sách phù hợp.
TS. Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Chính sách công, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tham gia ý kiến
PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ý kiến, phải xem xét góc độ đặc thù 14 tỉnh, thành kéo dài từ Thanh Hóa vào Bình Thuận, trên cơ sở đó có những cơ chế, chính sách “đột phá” thì mới thúc đẩy được phát triển cho vùng này. Đồng tình với ý kiến của các thành viên Tổ tư vấn, TS. Hồ Kỳ Minh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh: Miền Trung đã làm được một số việc nhưng nhiều việc chưa làm được. Theo TS. Hồ Kỳ Minh, để phát huy liên kết phát triển vùng thì nên lấy trọng tâm liên kết từ 3 tiểu vùng rồi đến vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ...
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ sự vui mừng trước sự nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm của các thành viên Tổ tư vấn. Đồng chí đề nghị các thành viên Tổ tư vấn nghiên cứu, xây dựng bài tham luận chung đánh giá về những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW và Kết luận 25-KL/TW của Bộ Chính trị, trong đó trọng tâm là liên kết vùng, những thuận lợi, khó khăn, đặc biệt là những đề xuất, khuyến nghị về chủ trương, chính sách, giải pháp, góp phần để liên kết vùng phát huy hiệu quả cao trong thời gian tới.
Trung tâm thông tin, phân tích và dự báo kinh tế