Hội thảo có sự chủ trì của các đồng chí: PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; PGS.TS. Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Đ/c Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực UB Kinh tế của Quốc hội.
PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc
Hội thảo quy tụ sự tham gia của khoảng 150 đại biểu trực tiếp tại điểm cầu chính cùng hơn 350 đại biểu trực tuyến là các chuyên gia, các nhà khoa học; lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp...
Đoàn chủ tọa hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn nêu rõ, trên thế giới, xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị, nhất là đô thị thông minh, đô thị sáng tạo đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, nhất là 10 năm gần đây, thể chế, chính sách về phát triển đô thị ngày càng được hoàn thiện hơn. Nhiều luật về quản lý và phát triển đô thị cùng với hệ thống các văn bản dưới luật đã được ban hành; thể chế hóa cơ bản đầy đủ các quan điểm, định hướng chỉ đạo của Đảng về phát triển đô thị; tạo hành lang pháp lý tương đối đồng bộ cho công tác quy hoạch, đầu tư và phát triển đô thị.Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt và triển khai nhiều đề án, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị và nhiều lĩnh vực khác có liên quan. Cùng với quá trình đô thị hóa, công tác quản lý Nhà nước tại các đô thị ngày càng được hoàn thiện. Mô hình, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của chính quyền đô thị từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội, mô hình chính quyền đô thị đặc thù tại một số đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang được triển khai thí điểm.
TS. Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ xây dựng phát biểu đề dẫn
Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng thể chế, chính sách cho đô thị hóa và phát triển đô thị, nhất là về quy hoạch, phân loại đô thị, đất đai, tài chính đô thị, mô hình chính quyền đô thị. Pháp luật về phát triển đô thị và các cơ chế, chính sách liên quan mặc dù đã có nhiều cải thiện tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, chồng chéo; chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn... Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu hoặc chưa theo kịp xu hướng, nhu cầu phát triển mới. Công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Chất lượng các quy hoạch đô thị còn thấp, thiếu đồng bộ và tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị trong giai đoạn mới; quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần, có những trường hợp điều chỉnh còn tùy tiện, theo lợi ích của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, xã hội và các lợi ích hợp pháp của cộng đồng dân cư; tổ chức thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp, cộng đồng, người dân chưa được tạo thuận lợi để tham gia đầu tư xây dựng và quản lý phát triển đô thị, đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan một cách công bằng, toàn diện và bền vững.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh phát biểu tham luận
Đồng chí nhấn mạnh, Những tồn tại, hạn chế nêu trên đòi hỏi mỗi chúng ta cần tiếp tục chung tay, tập trung giải quyết, tháo gỡ, nhất là những nút thắt trong thể chế, cơ chế, chính sách về đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị. Do vậy, Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ đạo và đưa ra định hướng về hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, điển hình như:
“Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo. Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đồng bộ các luật đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở,... Sớm xây dựng và ban hành luật về quản lý và phát triển đô thị bền vững”… “Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị phù hợp với đặc điểm vùng miền, các đô thị có tính đặc thù. Sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại đô thị bảo đảm tính tương thích, đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị”… “Hoàn thiện pháp luật và các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các địa phương trong xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng”… “Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tương xứng để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của chính sách an sinh nhà ở. Rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội. Tạo lập hành lang pháp lý và cơ chế khuyến khích hình thành và phát triển các quỹ cho phát triển nhà ở và bất động sản; có chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở, nhà cho thuê đối với người thu nhập thấp”… “Tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách đột phá và phân cấp triệt để cho các địa phương để đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, công trình hết niên hạn sử dụng, nhà ở ven kênh rạch, các khu dân cư nghèo trong đô thị”.
TS. Trần Thị Lan Anh, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng phát biểu tham luận
Hội thảo tập trung thảo luận, chia sẻ chuyên sâu xoay quanh những vấn đề về ý kiến hoàn thiện thể chế thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững; yêu cầu đặt ra về hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững; định hướng hoàn thiện các quy định về phân loại đô thị phù hợp với tinh thần Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị; quyết định chiến lược về việc mở rộng hay tái phát triển đô thị hướng tới sự bền vững của các thành phố Việt Nam; kinh nghiệm thực tế và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ; nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế về chính quyền đô thị.
TS. Phạm Thái Sơn - Chuyên gia cao cấp về phát triển đô thị, UN-Habitat Việt Nam phát biểu tham luận
Tại phần thảo luận, các đại biểu tham dự tập trung thảo luận một số vấn đề điển hình được Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉ đạo và đưa ra định hướng về hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, như: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng bảo đảm tính minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo. Sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đồng bộ các luật đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở,... Sớm xây dựng và ban hành luật về quản lý và phát triển đô thị bền vững”… “Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị phù hợp với đặc điểm vùng miền, các đô thị có tính đặc thù. Sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại đô thị bảo đảm tính tương thích, đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính và quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị”… “Hoàn thiện pháp luật và các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các địa phương trong xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng”… “Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tương xứng để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của chính sách an sinh nhà ở. Rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội. Tạo lập hành lang pháp lý và cơ chế khuyến khích hình thành và phát triển các quỹ cho phát triển nhà ở và bất động sản; có chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở, nhà cho thuê đối với người thu nhập thấp”… “Tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách đột phá và phân cấp triệt để cho các địa phương để đẩy nhanh cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, công trình hết niên hạn sử dụng, nhà ở ven kênh rạch, các khu dân cư nghèo trong đô thị”.
Quang cảnh hội thảo
Hội thảo hôm nay sẽ là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội trao đổi, thảo luận về những vấn đề đã và đang được đặt ra. Qua đó, góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng phát triển đô thị được đưa ra trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng và địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn. Xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc văn hóa ở từng địa phương”.
Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế