Ban Kinh tế Trung ương trân trọng giới thiệu một số bài tham luận tại Hội thảo chuyên đề 1: "Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững vì một Việt Nam thịnh vượng" trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc và Triển lãm quốc gia về thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Bài 1: Định hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam có lợi thế về phát triển nông nghiệp. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Triển khai thực hiện và thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án và cơ chế chính sách, trong đó tập trung và nổi bật là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhờ đó, nông nghiệp đã chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản xuất, phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn; kết cấu hạ tầng nông thôn được tăng cường, nhất là giao thông, thủy lợi; đời sống vật chất, tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng có những khó khăn, thách thức từ nội tại, từ biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, từ cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, đòi hỏi phải tiếp tục định hướng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới phù hợp.
1. Kết quả phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới
Một là, nông nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển khá toàn diện và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn với năng suất và chất lượng ngày càng cao, phát triển các ngành, sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh, từng bước đảm bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng bước bảo đảm an ninh dinh dưỡng góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững, đặc biệt trong các thời điểm khó khăn của nền kinh tế:. Giai đoạn 10 năm (20089 - 2017) tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt khá2,6679%/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm; quy mô GDP ngành năm 2017 gấp 1,25 lần năm 2008Giai đoạn 5 năm (2009 - 2013), GDP NLTS tăng bình quân 2,9%/năm, giai đoạn 4 năm (2014 - 2017) GDP NLTS tăng bình quân 2,57%/năm; năm 2018 dự kiến tốc độ tăng GDP ngành đạt khoảng 3,4%.
Kết quả triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết 26 của TW. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, 2,55%/năm (2013 - 2017) để phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế đã đề ra đến năm 2020 (tốc độ tăng GDP ngành đạt khoảng 3%/năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 157,07 tỷ USD, đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2 % so với bình quân của 5 năm trước. Về mục tiêu xã hội, cùng với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm. Về mục tiêu môi trường, đến hết năm 2017 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.
Thị trường nông sản thời gian qua đã có những bước phát triển mới, nhiều nông sản đã có vị thế cao trên thị trường quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, dự kiến năm 2018 đạt 40 tỷ USD. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên[1], trong đó có 5 mặt hàng (trái cây, hạt điều, cà phê; tôm; đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, , trong đó có những thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU... Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.
Hai là, phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa nông nghiệp để giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản; tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, giúp nông dân giảm công việc nặng nhọc, đảm bảo thời vụ gieo trồng. Đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến NLTS có công suất thiết kế chế biến khoảng 100 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, có trên 6.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu; có những doanh nghiệp đầu tư vốn lớn, công nghệ cao ngang tầm khu vực và quốc tế (trong chăn nuôi bò và chế biến sữa, sản xuất thức ăn gia súc, chế biến thủy sản, đồ gỗ). Mức độ cơ giới hóa nông nghiệp tăng nhanh, nhất là trong sản xuất lúa, mía (tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây nông nghiệp đạt 93%, lúa đạt 93%, mía đạt 82%, thu hoạch lúa vùng ĐBSCL đạt 82%; nhờ đó tổn thất sau thu hoạch lúa đã giảm từ 13% xuống còn khoảng 10%...), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào nông nghiệp vào sản xuất, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Khoa học công nghệ được coi là giải pháp đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; thời gian qua, khoa học công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp; các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%; Nhiều địa phươnggóp phần làm thay đổi tập quán canh tác và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Đến tháng 10/2018, đã có 828 tiêu chuẩn và 210 quy chuẩn kỹ thuật được công nhận, ban hành và áp dụng hiệu quảnăm 2017 toàn ngành đã có 781 TCVN và 207 QCVN được công bố, ban hành. Từ năm 2008 đến nay, đã có trên ……… (đến năm 2013 là 162) quy trình công nghệ về trồng trọt được công nhận và ứng dụng[2], đã ban hành được ...........(đến năm 2013 là 266) tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm; ........... (đến năm 2013 là 23) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; công bố .......... (đến năm 2013 là 56) Tiêu chuẩn quốc gia. Qua đó, năng suất, chất lượng và giá cả nhiều loại sản phẩm đã được nâng cao; năng suất lao động ngành nông nghiệp liên tục tăng, từ mức 26,4 triệu đồng/người năm 2013 lên 35,5 triệu đồng/người năm 2017; thu nhập bình quân/ha đất trồng trọt tăng từ 43,9 triệu đồng năm 2008 lên 90,1 triệu đồng năm 2017; ngành chăn nuôi đã chuyển từ hình thức nhỏ, lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, gia trại, công nghiệp và bán công nghiệp.
Để có thể tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư đưa các công nghệ mới vào áp dụng trong phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh, giảm tác động bất lợi đến môi trường không chỉ trong một khâu mà phải trong toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, hậu cần, thương mại trong nước đến xuất khẩu. Trong khâu sản xuất, áp dụng công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng mới chống sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong khâu chế biến, bảo quản, áp dụng công nghệ kỹ thuật số vào quản lý hiện đại, áp dụng công nghệ mới giúp bảo quản nông sản tốt hơn, kéo dài thời gian mà không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Trong khâu thương mại, áp dụng Internet vạn vật (IoT) phát triển thương mại trực tuyến, kết nối người tiêu dùng với nhà sản xuất, tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và kiểm soát ATTP.
Bốn là, đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, tổ chức lại các ngành theo trong chuỗi giá trị. Đây được coi là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp. Để đáp ứng tốt được yêu cầu ngày cao và càng đa dạng của thị trường, kết cấu sản xuất nông nghiệp phải thay đổi, theo đó toàn bộ chuỗi giá trị cũng phải thay đổi để đáp ứng theo hướng đa dạng, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá trị gia tăng, các giá trị văn hóa xã hội và bền vững. Phải gắn kết chuỗi giá trị nông sản trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp, hiệu quả hơn. Kinh tế hộ tiếp tục được hỗ trợ và tổ chức theo hướng quy mô lớn hơn, dần thích nghi với cơ chế thị trường hơn. Kinh tế trang trại phát triển khá, sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, là điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn trong nông nghiệp. Các hợp tác xã (HTX) được tổ chức lại và thành lập mới, đến hết năm 2017 có 11.668 HTX nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008); đến hết tháng 10/2018, cả nước có 39 liên hiệp HTX nông nghiệp, 13.152 HTX.
Doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng nhiều ưu đãi về đất đai, thuế và được hỗ trợ đầu tư về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, áp dụng khoa học công nghệ... Nhờ vậy, lực lượng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh và tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hơn, trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2017, đã có 1.955 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 20% so với bình quân 3 năm 2014 - 2016. Nếu tính tất cả các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp thì đến tháng 9 năm 2018, có trên 49.600 doanh nghiệp, chiếm 8% tổng doanh nghiệp cả nước, trong đó có 8.635 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị theo mô hình liên kết "6 nhà" đã trở lên khá phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cả nước đã xây dựng và phát triển mô hình chuỗi với 1.029 chuỗi, 1.407 sản phẩm và 3.162 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản an toàn thực phẩm.
Năm là, nông thôn ngày càng phát triển văn minh và hiện đại hơn,; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển đổi rõ rệttích cực, tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn tăng từ 59% năm 2008 lên 65% năm 2017; hơn 8 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, làm cho bộ mặt nhiều vùng nông thôn khang trang, xanh, sạch, đẹp hơn; hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục… được quan tâm đầu tư, nâng cấp; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao; số hộ nghèo giảm nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện (thu nhập năm 2017 đạt 32 triệu đồng, tăng 3,49 lần so với năm 2008); hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố. Thông qua cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình, dự án thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới[3] đã khuyến khích, vận động được người dân tham gia tích cực hơn vào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn (từ quá trình lập kế hoạch đến triển khai thực hiện, giám sát, quản lý và vận hành các công trình...).Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, đã đổi mới công tác chỉ đạo, chuyển từ ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sang trọng tâm là ưu tiên phát triển sản xuất để xây dựng nông thôn mới bền vững và bổ sung nhiệm vụ phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm. Tính đến tháng 11/2018, cả nước có 3.597 xã (40,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 528 xã (5,92%) so với cuối năm 2017; bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã; 56 đơn vị cấp huyện thuộc 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (so với năm 2010 chưa có xã đạt chuẩn; đến hết năm 2013 có 75 xã được công nhận đạt chuẩn, bình quân đạt 7,87 tiêu chí/xã, chưa có huyện đạt chuẩn nông thôn mới).
Thu nhập của cư dân nông thôn tăng gấp 3,22 lần, điều kiện sống được cải thiện nhanh. c2. Những tồn tại, hạn chế và thách thức mới đối với phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới
Một là, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp còn thấp, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định. Quá trình phát triển ngành nông nghiệp vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, . Mặt khác, nông nghiệp nước ta vẫn chưnhững yếu kém nội tại mặc dù đã được khắc phục nhiều từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Quá trình cơ cấu lại diễn ra còn chậm, kết quả chưa đạt so với yêu cầu thực tiễn; tăng trưởng ngành chưa vững chắc. Nhiều địa phương xác định cơ cấu và sản phẩm lợi thế chưa phù hợp; có tình trạng sản xuất vượt quy hoạch và theo phong trào.--(1) . Chưa ngăn chặn được suy giảm tốc độBộc lộ nhiều hạn chế của một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, năng suất và chất lượng nông sản còn thấp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt. Năng lực sản xuất, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm; kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao và đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; sản xuất quy mô lớn, theo chuỗi giá trị chưa trở thành chủ đạo.
Hai là, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đòi hỏi vừa có những ứng phó trước mắt kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để hạn chế thiệt hại và thích nghi hiệu quả.
Ba là, thu hút nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế; tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào ngành chỉ khoảng 5,8 - 6,0% của cả nước; đầu tư theo hình thức đối tác công tư mới chỉ ở quy mô nhỏ, thí điểm. Nông nghiệp, nông thôn đang phải cạnh tranh gay gắt với các lĩnh vực khác: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm; lao động có xu hướng chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; nguồn lợi biển khan hiếm dần.
- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tự do hoá thương mại được đẩy mạnh;, thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do áp lực cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu được giảm thuế theo các cam kết.
.-(1) Biến đổi khí hậu đến nhanh và mạnh hơn so với dự báo, kèm theo thiên tai khó lường xảy ra thường xuyên với mức độ và tầm ảnh hưởng ngày càng mạnh hơn, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân; (2) dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, phức tạp...; đòi hỏi vừa có những ứng phó trước mắt kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài hạn chế thiệt hại đến tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân; (3) Các nguồn lực cho tăng trưởng ngày càng khan hiếm và sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các lĩnh vực khác như: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm; lao động có xu hướng chuyển dịch sang công nghiệp; nguồn lợi biển theo xu hướng khan hiếm dần và chịu tác động của các xung đột đang diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông, (4) Thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn; (5) -Ô nhiễm và các các mối nguy về ô nhiễm môi trường, tài nguyên (đất, nước, biển) sẽ ngày càng nặng lớn và phức tạp hơn.
2. Tác động của mở cửa thị trường nông sản theo các cam kết quốc tế
Tính đến năm 2017, Việt Nam tham gia ASEAN được 21 năm, APEC được 19 năm, là thành viên WTO được 10 năm và đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới; trong đó các khu vực mậu dịch tự do (FTAs) thế hệ mới và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được dự báo sẽ đem lại nhiều cơ hội và cả nhiều thách thức lớn cho kinh tế cả nước nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Chặng đường qua đã đem lại rất nhiều cơ hội và thách thức cho cả nước nói chung, cho ngành nông nghiệp nói riêng. Tình hình thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường nông sản của nước ta và những cơ hội thách thức đối với ngành nông nghiệp như sau:
- Thực hiện các cam kết WTO: Thời gian tới, sẽ không còn sức ép giảm thuế trong WTO đối với nông sản nước ta, trừ việc phải mở rộng hạn ngạch thuế quan cho một số sản phẩm như đường, trứng gia cầm, muối ăn và lá thuốc lá ở mức tăng bình quân là 5%/năm. Từ năm 2016, Mỹ sẽ xem xét loại bỏ điều khoản "nền kinh tế phi thị trường" cho Việt Nam, khi đó, thủy sản sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập thị trường này do ít bị áp các loại thuế phi lý hơn.
- Thực hiện cam kết trong các FTA khu vực (gồm khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA hay ATIGA), các khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJFTA) và ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA)): So với WTO, các cam kết FTA khu vực đem lại khó khăn, thách thức nhiều hơn cho nông sản của Việt Nam. Tuy mức độ cam kết và thời gian thực hiện có khác nhau, nhưng nhìn chung, mức độ mở cửa trong lĩnh vực nông sản là rất sâu, rộng. Tính đến nay, nước ta đã gần như mở cửa hoàn toàn thị trường nông sản trong ATIGA. Thuế nhập khẩu của tất cả các mặt hàng nông sản đều bằng 0%, trừ một số trong danh mục nông sản nhạy cảm như đường mía, thịt và trứng gia cầm thương phẩm, bưởi, chanh, thịt chế biến là 5%.
Việt Nam là nước đầu tiên trong ASEAN kết thúc đàm phán và ký Hiệp định FTA với EU; đã kết thúc đàm phán gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc ký và triển khai các FTA thế hệ mới sẽ làm cho môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam trở nên thuận lợi hơn, cạnh tranh ở tầm mức cao hơn trong khu vực. Đồng thời, sẽ tiếp tục mở cửa thị trường nhập khẩu các nông sản hàng hóa mà Việt Nam không có thế mạnh và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh. Từ các Hiệp định FTA mở ra không gian thương mại tự do rộng lớn giữa ` Việt Nam với 55 đối tác, bao gồm tất cả thành viên Nhóm G7 và 15 thành viên của G-20 và gần nhất là cộng đồng chung ASEAN. Tuy nhiên, những cam kết này cũng sẽ đem đến nhiều khó khăn, thách thức cho các lĩnh vực: chăn nuôi, mía đường.Bốn là, ô nhiễm môi trường và các các mối nguy về ô nhiễm môi trường, tài nguyên (đất, rừng, nước, biển) ngày càng lớn và phức tạp hơn. Tác động của phát triển kinh tế thâm dụng tài nguyên, thiếu bền vững gây ra suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng, làm tăng rủi ro thiên tai và phát sinh loại hình thiên tai mới.
Năm là, kết quả xây dựng nông thôn mới còn chưa đồng bộ, có sự chênh lệch lớn về kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền. Nông thôn vẫn hàm chứa những thành tố phát triển chưa bền vững. Vấn đề về môi trường nông thôn đang ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng ở một số địa bàn, phức tạp, khó xử lý, trong đó có ô nhiễm nguồn nước ở các tuyến sông, kênh, mương;.Nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương chưa được giải quyết dứt điểm; nên khó đảm bảo về tiến độ theo quy định của Quốc hội nếu như không có các giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới, bao gồm cả một số địa phương tự cân đối ngân sách (tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hải Phòng).. Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền của cả nước và giữa các địa phương vẫn còn khá lớn. Các vấn đề về môi trường nông thôn chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đai hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có nhiều bước đột phá; chưa có sự gắn kết hài hòa giữa phát triển công nghiệp, đô thị với phát triển nông thôn từ quy hoạch đến thu hút đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh, thị trường...
Kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cạnh tranh quốc tế và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Các nội dung về phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, chưa được thực hiện hiệu quả.
3. Định hướng, giải pháp phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu chung: Phát triển một nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.
b) Định hướng: Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng và nông thôn mới, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
- Định hướng cân đối các nguồn lực lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững: Tài nguyên đất, căn cứ theo lợi thế so sánh, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang đất trồng cây hàng năm khác (như là rau đậu, ngô…), cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản; giảm diện tích cây lâu năm, tăng diện tích lâm nghiệp. Tài nguyên nước, được xây dựng dựa trên mục tiêu tiết kiệm và phát triển thủy lợi đa chức năng. Cân đối lao động, dựa trên chuyên môn hóa lao động nông nghiệp, tăng quy mô sản xuất, phát triển công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.
- Định hướng tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị của 3 nhóm sản phẩm chủ lực, gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại từng ngành, lĩnh vực sản xuất theo vùng kinh tế - xã hội, vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi vùng và của từng địa phương; tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng: Đối với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và thịt lợn, thịt gia cầm), rà soát quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Đối với nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, các địa phương căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm này để đầu tư phát triển. Đối với nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương có quy mô nhỏ, gắn với xây dựng nông thôn mới theo mô hình "Mỗi xã một sản phẩm".
c) Các giải pháp chủ yếu:
Một là, tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả nội dung và các giải pháp cơ cấu lại ngành; xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành phù hợp với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tại Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội theo hướng cơ cấu lại sản xuất theo 3 trục sản phẩm (nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm theo mô hình "Mỗi xã một sản phẩm".
Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tạo thuận lợi hơn nữa cho cơ cấu lại nông nghiệp, nhất là tháo gỡ vướng mắc trong chính sách đất đai, đầu tư. Nghiên cứu sửa đổi chính sách đất đai tạo thuận lợi cho tích tụ và tập trung ruộng đất, phát triển thị trường quyền sử dụng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn.
Ba là, phát triển công nghiệp chế biến, nâng cao mức độ cơ giới hóa nông nghiệp để giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. Phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu; đẩy mạnh đầu tư chế biến nông sản, cơ giới hoá nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao.
Bốn là, nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN, tập trung giải quyết các vấn đề căn cốt trong chuỗi sản xuất; phát triển nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp thông minh), ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành. Hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng và an toàn thực phẩm; hài hòa hóa tiêu chuẩn khu vực, quốc tế để thúc đẩy mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, chuyển mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn. Xây dựng và tăng cường năng lực hệ thống quản trị rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Củng cố và tăng cường hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt cho nông dân nghèo. Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển nông nghiệp xanh và chiến lược thích ứng "không hối tiếc" trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năm là, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu theo 3 nhóm sản phẩm chủ lực dựa trên các nguyên tắc: (i) Lấy doanh nghiệp làm hạt nhân, liên kết với các thành phần trong chuỗi giá trị; (ii) Xây dựng liên kết chuỗi giá trị đồng bộ từ khâu đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ; (iii) Đẩy mạnh áp dụng quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế, lựa chọn giống chất lượng cao, tăng cường chế biến sâu để nâng cao giá trị; ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo năng lực cạnh tranh theo yêu cầu thị trường ở tất cả các công đoạn.
Ưu tiên doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ, quản trị tiên tiến, đủ sức tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, nhất là ở các vùng sản xuất tập trung. Tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, triển khai có hiệu quả các chính sách tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng phát triển nhanh các ngành dịch vụ, kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Đẩy mạnh phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân.
Sáu là, phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sản; tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản, xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng giá trị gia tăng cao. Xây dựng hình ảnh nông sản Việt Nam thông qua chất lượng cao, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.
Bảy là, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đẩy nhanh và triển khai hiệu quả 11 nội dung thành phần của Chương trình, phấn đấu hoàn thành sớm mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo chất lượng và bền vững. Trong đó tập trung tổ chức thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016. Coi trọng phát triển kinh tế nông thôn, phát triển sản xuất trên cơ sở cơ cấu lại nông nghiệp, gắn với dịch vụ, thương mại, du lịch để nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân; xây dựng đời sống văn hóa và môi trường sống xanh - sạch- đẹp; bảo đảm an ninh trật tự ngày càng tốt hơn để nông thôn mới phát triển bền vững; chú trọng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, hiện đại, hợp lý và giữ gìn được những đặc trưng và bản sắc nông thôn truyền thống xanh - sạch - đẹp. Nâng cao chất lượng và sự bền vững đối với các xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới; nghiên cứu đề xuất triển khai Chương trình giai đoạn 2021 - 2025.
Tóm lại, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới là mục tiêu xuyên suốt, một cuộc cách mạng to lớn, lâu dài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề hết sức hệ trọng nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi sự ủng hộ, vào cuộc tích cực của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị. Với những thành tựu to lớn đã đạt được những năm qua, chúng ta cùng tin tưởng rằng, đến năm 2020, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới cả nước sẽ đạt được nhiều kết quả to lớn hơn nữa, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn./.
[1] Bao gồm: trồng trọt có: lúa gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, sắn, rau quả; thủy sản có: tôm, cá tra; lâm nghiệp có: gỗ và sản phẩm từ gỗ
[2] Như: Quy trình công nghệ nuôi bò lai hướng sữa, bò lai thịt; quy trình vỗ béo bò thịt và bò loại thải nuôi thịt bằng phụ phế phẩm nông nghiệp địa phương; nhân thuần giống trâu nâng cao năng suất, chất lượng; chọn và lai tạo dê lai hướng thịt, hướng sữa, hàng năm chuyển giao vào sản xuất khoảng 1300 - 1500 dê giống các loại.
[3] Theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020