1. Thị trường thế giới
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa chính thức thông báo nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,25 điểm phần trăm (đpt), lên quanh mức 0,25-0,5%; đồng thời phát tín hiệu có thể thêm 6 lần tăng lãi suất nữa từ đây đến cuối năm 2022. Đây là lần đầu tiên FED nâng lãi suất kể từ năm 2018, do lo ngại lạm phát tăng cao kỷ lục.
Hình 1. Chỉ số thị trường chứng khoán
T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22 T3/22
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Ngay lập tức, các chỉ số chứng khoán Mỹ phản ứng với sự lạc quan và tăng 2-5% vào ngày 16/3. Sang đến ngày 17/3, chỉ số Dow Jones tăng 0,13% lên 33.586,8 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 0,38% lên 4.278,85 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng thêm 131,75 điểm 1,02% lên 13.080,37 điểm. Cổ phiếu của 5 trong số 11 lĩnh vực chính thuộc chỉ số S&P vẫn tiếp tục tăng giá sau thông tin từ FED; trong đó, các cổ phiếu tài chính và cổ phiếu tiêu dùng dẫn dầu đà tăng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ dài hạn, do kỳ vọng lạm phát đã tiếp tục tăng và vượt mức 2,2%/năm, cụ thể lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt 2,246%, cao nhất kể từ tháng 5-2019, trước khi giảm xuống 2,192%.
Trong khi đó, sức khỏe đồng đô la Mỹ lại quay đầu giảm sau khi FED tăng lãi suất. Trên thị trường thế giới, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 98,35 điểm và tiếp tục duy trì đà giảm trong vài ngày qua. Trong bối cảnh đó, sau khi giảm vào đầu tuần, giá dầu, giá nhôm và đồng đã phục hồi tăng trở lại.
Giá nhôm tăng do thị trường kỳ vọng Trung Quốc sẽ có thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME tăng 2,1% lên 3.345,50 USD/tấn, giá đồng cũng tăng 1,4% lên 10.044 USD.
Hình 2. Thị trường ngoại hối
T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22 T3/22
Chú thích: Đường xanh dương - rúp, xanh tím than - euro, xanh lá - các đồng tiền EM-10, mà đỏ - đồng tiền hàng hoá 6 nước.
Chỉ số tiền tệ của thị trường mới nổi (EM) bao gồm các đồng tiền của Brazil, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Mexico, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Ukraine; đồng tiền của Na Uy, Úc, New Zealand, Brazil và Chile được coi là tiền tệ hàng hóa; chỉ số đô la được tính toán dựa vào rổ 6 loại đồng tiền (euro, yên, bảng Anh, đôla Canada, krona Thụy Điển, franc Thụy Sĩ).
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Kết thúc tuần, giá dầu Brent tăng 1,29 USD, tương đương 1,2% lên 107,93 USD/thùng, sau khi tăng gần 9% trong phiên liền trước - là phiên tăng nhiều nhất kể từ giữa năm 2020. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) Mỹ phiên này tăng 1,72 USD, tương đương 1,7%, lên 104,70 USD/thùng, sau khi tăng 8% ở phiên trước.
Hình 3. Thị trường hàng hoá
T1/20 T4/20 T7/20 T10/20 T1/21 T4/21 T7/21 T10/21 T1/22
Chú thích: Đường màu vàng - vàng, màu ghi - kim loại màu, xanh lá - lúa mì, xanh tím than - thị trường hàng hoá (Bloomberg).
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Hình 4. Dầu mỏ và khí đốt
T1/20 T4/20 T7/20 T10/20 T1/20 T4/20 T7/20 T10/20 T1/22
Chú thích: Đường màu xanh lá - dầu mỏ, USD/thùng; xanh tím than - khí đốt, USD/1.00m3.
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Bảng 1. Tổng hợp biến động trên các thị trường tuần 11-17/3/2022
STT | Chỉ số | Tăng/giảm trong tuần (%) |
I | Thị trường ngoại hối |
|
1 | USD | -0,6 |
2 | Euro | +1,0 |
3 | Các đồng tiền thị trường mới nổi | +0,1 |
4 | Các đồng tiền hàng hoá | +0,2 |
5 | Rúp | +29,5 |
II | Thị trường hàng hoá |
|
1 | Thị trường hàng hoá | -0,6 |
2 | Kim loại màu | -5,3 |
3 | Dầu mỏ | -4,3 |
4 | Khí đốt | -16,1 |
5 | Lúa mì | +1,8 |
6 | Vàng | -2,7 |
III | Thị trường chứng khoán |
|
1 | S&P | +3,6 |
2 | NASDAQ | +3,7 |
3 | Russel 2000 | +2,6 |
4 | DAX | +7,0 |
5 | FTSE 100 | +4,0 |
6 | NIKKEI 225 | +3,7 |
7 | SSEC | -2,5 |
8 | MOEX | - |
IV | Dầu mỏ và khí đốt |
|
1 | Urals | USD/thùng |
| 17/3/22 | 89 |
| Từ 01/03/22 | 95 |
| Từ 01/01/22 | 91 |
| Từ năm 2017 | 61 |
2 | Khí đốt | USD/1.000m3 |
| 17/3/22 | 1.224 |
| Từ 01/03/22 | 1.716 |
| Từ 01/01/22 | 1.179 |
| Từ năm 2017 | 327 |
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
2. Nga
Lạm phát tính đến ngày 11/3 đạt mức 12,6%, tăng tương đương 2,1% so với tuần trước. Yếu tố tác động đến mức tăng chính trong tháng 3/2022 là sự suy yếu của đồng rúp và nhu cầu cao trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát của người dân liên quan đến rủi ro đối với hàng nhập khẩu vào Nga khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát.
Hình 5. Chỉ số lạm phát
T2/19 T4/19 T6/19 T8/19 T10/19 T12/19 T2/20 T4/20 T6/20 T8/20 T10/20 T12/20 T2/21 T4/21 T6/21 T8/21 T10/21 T12/21 T2/22
Nguồn:Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Mức tăng giá lớn nhất trong số các mặt hàng thực phẩm được ghi nhận là trái cây và rau quả, đường, hỗn hợp sữa khô, gạo, muối, kiều mạch, thịt hộp. Trong số các mặt hàng phi thực phẩm: Điện tử tiêu dùng, hóa chất gia dụng, thuốc men, thức ăn cho vật nuôi. Trong lĩnh vực dịch vụ: tour du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với các dịch vụ khác, giá cả ổn định hoặc giảm nhẹ.
Bảng 2. Chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước, %
| T11/21 | T12/21 | T01/22 | T03/22 | 11/03/22 |
Chỉ số giá tiêu dùng | 8,4 | 8,4 | 8,7 | 9,2 | 12,6 |
Hàng thực phẩm | 10,8 | 10,6 | 11,1 | 11,5 |
|
Phi thực phẩm | 8,3 | 8,6 | 8,7 | 9,0 |
|
Dịch vụ | 5,2 | 5,0 | 5,4 | 6,1 |
|
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân | 0,0319 | 0,026 | 0,032 | 0,042 | 0,303 |
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
3. Mỹ
Số đơn thất nghiệp lần đầu trong tuần báo cáo cuối cùng đã giảm mạnh hơn dự kiến và đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Hình 6. Số người nộp đơn thất nghiệp lần đầu và lần thứ hai trở đi, triệu người
T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22 T3/22
Chú thích: Đường màu ghi - số người tái nộp đơn thất nghiệp, màu xanh dương - số người nộp đơn thất nghiệp lần đầu.
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Thị trường lao động tháng 3 đang dần tiến tới mức độ toàn dụng lao động. Doanh số bán lẻ chỉ tăng 0,3% trong tháng Hai, thấp hơn rất nhiều so với lạm phát. Doanh số bán lẻ không bao gồm xe hơi, phụ tùng và tiếp nhiên liệu đã giảm 0,4% trong tháng Hai, chủ yếu do hoạt động chi tiêu trực tuyến giảm mạnh. Sản xuất công nghiệp đã tăng 0,5% trong tháng Hai, trong khi sản xuất xe hơi và phụ tùng giảm 3,5% do thiếu hụt các linh kiện điện tử.
Hình 7: Chỉ số bán lẻ và sản xuất công nghiệp
T1/20 T4/20 T7/20 T10/20 T1/21 T4/21 T7/21 T10/21 T1/22
Chú thích: Đường màu xanh dương - Chỉ số bán lẻ, tháng 01/2019 là 100%; màu đen - Chỉ số sản xuất công nghiệp, tháng 01/2019 là 100%.
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
4. EU
Sản lượng công nghiệp trong tháng 01/2022 không thay đổi so với tháng trước. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng hàng tháng là nhờ hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng ngắn hạn (+ 3,1%), trong khi đó hoạt động sản xuất hàng hóa trung gian và năng lượng giảm 0,3%; hàng hoá sử dụng dài hạn giảm 0,5%; các phương tiện sản xuất giảm 2,4 %.
Hình 8. Sản xuất công nghiệp, tháng 01/2019 bằng 100%
T1/19 T3/19 T5/19 T7/19 T9/19 T11/19 T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
5. Anh
GDP trong tháng Giêng đã tăng 0,8% so với tháng trước (tháng trước đó đã giảm 0,2% do áp dụng các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch bệnh). Doanh thu bán lẻ tăng 2,9%; sản xuất công nghiệp tăng 0,7%; xây dựng tăng 1,1% và dịch vụ tăng 0,8%. Ngân hàng Trung ương Anh một lần nữa tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25 đpt lên thành 0,75%.
Hình 9. Tốc độ tăng trưởng GDP và các cấu thành, tháng 01/2019 bằng 100%
T1/20 T2/20 T3/20 T4/20 T5/20 T6/20 T7/20 T8/20 T9/20 T10/20 T11/20 T12/20 T1/21 T2/21 T3/21 T4/21 T5/21 T6/21 T7/22 T8/21 T9/21 T10/21 T11/21 T12/21 T1/22 T2/22
Chú thích: Đường màu xanh xương - GDP, màu đen - GDP công nghiệp, màu xanh lá cây - Chế biến, màu ghi - Công nghiệp, màu cam - Bán lẻ.
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
6. Trung Quốc
Trong hai tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước nhờ các sản phẩm công nghệ cao, cũng như máy móc thiết bị (sản xuất xe điện, robot công nghiệp và tấm pin mặt trời tăng tương ứng 150%, 30% và 26% so với cùng kỳ năm trước). Tăng trưởng đầu tư trong giai đoạn tháng 1-2 đạt mức 12,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm các nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng 8,1%; vào ngành sản xuất tăng 20,9%; bất động sản tăng 3,7%. Doanh thu bán lẻ tiếp tục phục hồi (tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước).
Hình 10. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ giai đoạn trước,
T1/18 T3/18 T5/18 T7/18 T9/18 T11/18 T1/19 T3/19 T5/19 T7/19 T9/19 T11/19 T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22 T2/22
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
Hình 11. Tăng trưởng đầu tư so với cùng kỳ giai đoạn trước, %
T1/18 T3/18 T5/18 T7/18 T9/18 T11/18 T1/19 T3/19 T5/19 T7/19 T9/19 T11/19 T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22 T2/22
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga
Hình 12. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ so với cùng kỳ giai đoạn trước, %
T1/18 T3/18 T5/18 T7/18 T9/18 T11/18 T1/19 T3/19 T5/19 T7/19 T9/19 T11/19 T1/20 T3/20 T5/20 T7/20 T9/20 T11/20 T1/21 T3/21 T5/21 T7/21 T9/21 T11/21 T1/22 T2/22
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga.
_________________
Tài liệu tham khảo:
- Các báo cáo của Viện Nghiên cứu và phân tích VEF Nga (truy cập tại trang inveb.ru);
- https://bnews.vn/gia-ca-hang-hoa-dua-nhau-tang-giai-phap-nao-de-binh-on-thi-truong/236885.html;
- https://cafef.vn/gia-hang-hoa.html;
- https://baodautu.vn/vang-bat-len-khi-fed-tang-lai-suat-d162322.html.
Nguyễn Quang Huy
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp