Báo cáo cho biết, mặc dù lạm phát cao, trọng tâm chính của các ngân hàng trung ương ASEAN, dù đã thể hiện hay chưa, cũng sẽ chuyển sang hướng tăng trưởng ít hơn. Thật vậy, số liệu GDP quý 4 gần đây ở Singapore và Việt Nam cho thấy những khó khăn trong thương mại đang gia tăng.
Cùng với đó, ASEAN có thể sẽ chứng kiến mức tăng trưởng giảm nhẹ vào năm 2023 (dự kiến), ngoại trừ Thái Lan, quốc gia sẽ được hưởng lợi chính từ cú hích trong du lịch. Điều này sẽ có tác động lớn tới thời điểm các ngân hàng trung ương sẽ ngừng chu kỳ thắt chặt hiện tại.
Áp lực giảm bớt của đồng USD cũng sẽ giúp NHNN Việt Nam trong cuộc chiến chống lạm phát. Là ngân hàng trung ương cuối cùng trong khu vực đưa ra động thái, NHNN Việt Nam đã có động thái quyết liệt kể từ tháng 9 năm 2022, triển khai các đợt tăng lãi suất liên tiếp 100 điểm cơ bản mỗi lần.
Tương tự như Philippines, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với áp lực lạm phát mạnh mẽ hơn, báo hiệu việc NHNN tiếp tục tăng lãi suất. HSBC kỳ vọng NHNN Việt Nam sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ sở trong cả Quý 1/2023 và Quý 2/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7,0% vào giữa năm 2023 (dự kiến).
rong quý 1/2023, Việt Nam được dự báo có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khối ASEAN-6, đạt 5%. Xếp thứ 2 là Malaysia với tốc độ tăng trưởng đạt 4,9%. Tiếp theo Indonesia, Philippines, Thái Lan và Singapore được dự báo tăng trưởng GDP đạt lần lượt là 4,1%; 3,9%; 3,4% và 1,4%.
Dự báo tăng trưởng GDP các nước thuộc khối ASEAN-6 trong quý 1/2023. Nguồn: CEIC, HSBC.
Cùng với đó, dự báo tăng trưởng khối ASEAN-6 trong năm 2023 đạt 4,1%. Trong đó, Việt Nam là nước có tăng trưởng cao nhất, đạt 5,8%. Xếp ở vị trí thứ 2 là Philippines với mức tăng trưởng đạt 4,4%. Sau đó là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore có dự báo tăng trưởng GDP đạt lần lượt là 4,3%; 4%; 3,8% và 2,1%.
Theo cafef