Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An phát biểu chỉ đạo tại làm việc tại tình Phú Thọ về công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài
Tham gia đoàn công tác, về phía Trung ương còn có các vụ của Ban Kinh tế Trung ương và Cục Quản lý lao động ngoài nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Về phía tỉnh có lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, Ngoại vụ, Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh...
Thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW của Ban Bí thư thư, sau 10 năm, Phú Thọ có trên 25.000 công dân đã, đang đi lao động và làm việc theo hợp đồng ở 20 quốc gia và vũng lãnh thổ. Cơ bản người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ và theo hình thức đăng ký hợp đồng cá nhân. Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài cơ bản ổn định từ 10- 12 triệu đồng/tháng tại thị trường thu nhập thấp (mailaysia), lao động giản đơn, từ 18-20 triệu đồng/tháng tại thị trường thu nhập trung bình (Đài Loan, Trung Đông), từ 25-30 triệu đồng/tháng tại thị trường thu nhập cao (Nhật Bản, Hàn Quốc).
Số lượng tiền lao động của tỉnh chuyển về qua hệ thống ngân hàng thương mại từ 2012-2021 mỗi năm 20-30 triệu đô la Mỹ. Cao nhất năm 2018 đạt 36,2 triệu đô la Mỹ - quy đổi ra tiền Việt Nam là khoảng 800 tỷ đồng.
Sau khi đi lao động ở nước ngoài về, kinh tế của gia đình người lao động được cải thiện đáng kể. Hàng trăm hộ đã thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khá giả, con cái được học hành lên đại học và có công việc làm (cá biệt có một số đã có điều kiện du học sang Hàn Quốc). Với kiến thức, kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, cùng với nguồn vốn tích lũy được, phần lớn người lao động sẽ tự tạo việc làm hoặc tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài. Một bộ phận đầu tư sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ, buôn bán nhỏ, chuyển đổi sang các công việc khác có thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp. Tại huyện Lâm Thao, có nhóm sau khi hết hợp đồng lao động tại nước ngoài trở về quê đã liên kết mở công ty với số vốn hàng trăm tỷ đồng; có người mở công ty riêng tạo việc làm cho hàng chục lao động vơui thu nhập ổn định (từ 7-10 triệu đồng/tháng).
Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài và những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, đó là: Tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước ở lại cư trú bất hợp pháp; công tác quản lý, theo dõi số lao động đi làm việc ở nước ngoài được gia hạn hợp đồng theo quy định còn khó khăn, việc lao động phải bỏ thêm chi phí cho công ty môi giới để đạt mục đích xuất cảnh…
Công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền, đoàn thể và các ngành liên quan với công ty xuất khẩu lao động đôi lúc chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Thủ tục vay vốn, tạo điều kiện cho người đi xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Đồng chí Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ xã hội trao đổi tại buổi làm việc
Trước đó, đoàn khảo sát đã đi thực tế làm việc với xã Vĩnh Lại (nơi có đông công dân đi lao động tại nước ngoài) và Huyện ủy Lâm Thao. Các thành viên trong đoàn đã trao đổi với lãnh đạo xã, huyện, với người dân đã từng đi xuất khẩu lao động, người lao động có con hiện đang đi xuất khẩu lao động để tìm hiểu, chia sẻ về kinh nghiệm, hiệu quả của công tác xuất khẩu lao động cũng như những khó khăn thực tế trong công tác xuất khẩu lao động tại địa phương.
Người lao động xã Vĩnh Lại từng đi lao động ra nước ngoài theo hợp động chia sẻ kinh nghiệm
Đồng chí Nguyễn Quang Anh – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lâm Thao phát biểu
Tại Phú Thọ, công tác đưa người đi lao động ở nước ngoài đã đạt được những kết quả rất to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống người dân. Hiện nay, ngoài coi trọng công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoai theo hợp đông, tỉnh đang thực hiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh để thu hút lao động làm việc tại chỗ.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đánh giá cao kết quả thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW của tỉnh Phú Thọ. Đồng chí đề nghị thời gian tới địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị của tỉnh, huyện, xã cho công tác đưa người đi lao động ở nước ngoài; phối hợp tốt với doanh nghiệp có chức năng đưa người đi lao động đi nước ngoài để quản lý số công dân đi lao động và làm việc ở nước ngoài; phát huy những kết quả tích cực, hạn chế những vấn đề yếu kém, tồn tại; Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công nhân trong việc chấp hành nghiêm các quy định nhà nước về xuất khẩu lao động.Đồng chí cho biết, những nội dun trao đổi là cơ sở quan trọng để đoàn công tác tiếp thu, chắt lọc những ý kiến để đưa vào báo cáo trình Ban Bí thư./.
Nguyễn Hữu Tuấn - Vụ Xã hội