Đồng chí Đỗ Ngọc An, Trưởng đoàn Công tác, phát biểu tại
buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND TP Hồ Chí Minh
Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, một số bộ, ban, ngành liên quan và một số vụ, đơn vị của Ban Kinh tế Trung ương.
Tại tỉnh Thanh Hóa, một trong những địa phương phía Bắc có số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài lớn, Đoàn công tác đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, nghe báo cáo về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, khảo sát một số doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, gặp gỡ,trao đổi với người đã đi lao động trở về và người lao động sẽ đi làm việc ở nước ngoài.
Thường trực Tỉnh ủy Thanh hóa báo cáo với Đoàn Công tác
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, Thanh Hóa là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Qua khảo sát thực tế và nghe Báo cáo của Thường trực Tỉnh uỷ cho thấy: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16 của Ban Bí thư khóa XI, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo đưa người lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài ở 3 cấp: Tỉnh, huyện và xã. Đặc biệt, các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia xuất khẩu lao động; chủ động giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong quá trình tuyển chọn, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế những tranh chấp trong xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động trên địa bàn tỉnh yên tâm đăng ký tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã có trên 95.500 người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài; hiện đang có trên 32.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Hàng năm số tiền người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về tỉnh khoảng 3.000 tỷ đồng. Sau khi về nước, đã có 98% số lao động có cuộc sống tốt hơn; 95% gia đình có người đi xuất khẩu lao động đã thoát nghèo.
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thăm và khảo sát tại 2 doanh nghiệp tuyển dụng, đưa lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài
và 1 trung tâm đào tạo tiếng Hàn quốc trên địa bàn TP. Thanh Hóa
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc nước ngoài. Bên cạnh những thành quả đã đạt được, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn những hạn chế, tồn tại, đó là: Một bộ phận người lao động đi làm việc nước ngoài chưa chấp hành nghiêm nội quy lao động của doanh nghiệp và pháp luật của nước sở tại; tỷ lệ lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn ở mức cao; hiện còn 3 địa phương bị tạm dừng tiếp nhận lao động sang làm việc tại Hàn Quốc... Đặc biệt, tình trạng người dân bị lôi kéo, môi giới xuất cảnh sang Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Camphuchia và một số nước để lao động trái phép, cư trú bất hợp pháp có chiều hướng tăng, gây thiệt hại nhiều mặt cho bản thân người lao động và khó khăn trong công tác quản lý về lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh.
Đại diện Bộ LĐTBXH,Thành viên Ban Chỉ đạo, phát biểu tại buổi làm việc, khảo sát thực tế tại đơn vị tham gia công tác đưa Người lao động
đi làm việc ở nước ngoài
Công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền, đoàn thể và các ngành liên quan với công ty XKLĐ đôi lúc chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Thủ tục vay vốn, tạo điều kiện cho người đi XKLĐ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Đồng chí Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: Là một trong những tỉnh có dân số đông, tiềm năng lao động dồi dào, trong những năm qua việc đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đặc biệt, Thanh Hóa đã hỗ trợ rất tích cực các doanh nghiệp tham gia làm công tác này. Đến nay, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt được những kết quả rất to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống người dân. Quan điểm của tỉnh là chuyển dịch cơ cấu lao động bằng con đường thứ nhất là thu hút đầu tư để giải quyết việc làm tại chỗ và giải pháp thứ 2 là chuyển dịch cơ cấu lao động trên cơ sở đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đoàn công tác khảo sát tại Công ty CP Nhân lực Tadashi (Thanh Hóa)
Để làm được việc này, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động người dân hiểu và tham gia đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quan tâm công tác đào tạo nghề; tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động về mặt thủ tục; có chính sách hỗ trợ cho người đi XKLĐ; tập trung ngăn chặn lao động trái phép.
Đồng chí cũng đề nghị Đoàn công tác xem xét, kiến nghị Trung ương xây dựng cơ chế hỗ trợ cho nguời lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng; thực hiện đơn giản hóa thủ tục; bảo đảm thông tin liên lạc đối với người lao động; có cơ chế bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài...
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao kết quả 10 năm triển khai Chỉ thị 16 về công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí cho rằng những kết quả mà Thanh Hóa đạt được trong công tác này là hết sức tích cực. Có được kết quả này là do có sự quan tâm Lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, của hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và người lao động.
Thành viên đoàn Công tác, phát biểu trao đổi tại buổi làm việc, khảo sát thực tế
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng chí đề nghị tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, cần quan tâm chú ý để hướng dẫn người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, không đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức tự do, đồng thời ngăn chặn tình trạng lừa đảo, lôi kéo người lao động ra nước ngoài làm việc trái phép (như các vụ việc gần đây tại Campuchia...). Bên cạnh đó Tỉnh cần phối hợp với Bộ Lao động - TB và XH cùng các cơ quan chức năng để có cơ sở dữ liệu về người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như dữ liệu về người lao động đang làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước.Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn nữa công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đồng chí cho biết, những kết quả làm việc với tỉnh Thanh Hoá sẽ là cơ sở quan trọng để đoàn công tác tiếp thu, chắt lọc, tổng hợp, xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương.
Tiếp đó, Đoàn Công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương cũng đã tiếp tục có buổi làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh. Tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn đã khảo sát tình hình thực tế tại xã Thạch Long về kết quả thực hiện Chỉ thị 16- CT/TW/ 08-05-2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, toàn huyện Thạch Hà có 8285 người đang làm việc ở nước ngoài. Từ nguồn thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài bình quân mỗi năm gửi về trên địa bàn huyện khoảng 100 đến 120 tỉ đồng. Nguồn thu từ người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn, là 1 trong những giải pháp quan trọng giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững cho các xã nói riêng và toàn huyện nói chung.
Tại tỉnh Hà Tĩnh: Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu và Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Nguyễn Thị Nguyệt chủ trì buổi khảo sát và làm việc tại xã Thạch Long (H.Thạch Hà).
Thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, thông tin, tư vấn cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện. UBND xã Thạch Long thường xuyên theo dõi con em đi làm việc ở nước ngoài đến hạn hợp đồng nhưng chưa về nhằm vận động người thân, gia đình tuyên truyền để con em mình về đúng thời gian, quy định của nhà nước. Đồng thời, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho con em địa phương sau khi đi làm việc trở về.
Đại diện lãnh đạo huyện Thạch Hà báo cáo tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, các ý kiến của chính quyền xã Thạch Long và người lao động từng làm việc ở nước ngoài trao đổi về việc giao kết giữa Việt Nam và nước ngoài về việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc; vấn đề điều kiện pháp lý đối với trường hợp lao động gặp rủi ro; việc chấn chỉnh đối với hợp đồng lao động ký kết không chính thức, thông qua môi giới; chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho người lao động ra nước ngoài làm việc… đã được thảo luận, trao đổi. Đoàn công tác cũng đã tiếp thu, trao đổi trực tiếp những ý kiến, kiến nghị của chính quyền cơ sở và của người lao động.
Người lao động xã Thạch Long trao đổi với Đoàn công tác một số nội dung về hỗ trợ cho Người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Thay mặt Đoàn Công tác, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Chỉ thị số 16-CT/TW Đỗ Ngọc An biểu dương cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Hà nói chung, xã Thạch Long nói riêng trong chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 16-CT/TW ngày 8 tháng 5 năm 2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia đi nước ngoài; sự vào cuộc trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể đã mang lại nhiều kết quả tốt, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn ở địa phương. Đồng chí nhấn mạnh: Trong giai đoạn mới, cần đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đưa lao động làm việc ở nước ngoài trở thành nguồn nhân lực cao góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước….
Đại diện người dân tại thôn Đông Hà 1( Xã Thạch Long) kiến nghị cần có chính sách hợp tác giữa Việt Nam với Thái Lan để ký kết lao động hợp pháp; bổ sung quy định về pháp lý trong trường hợp người lao động gặp rủi ro trong khi đang làm việc ở nước ngoài
Trước đó, Đoàn Công tác Trung ương về Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW cũng đã có chương trình làm việc với Ban cán sự Đảng UBND TP. Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Trà Vinh .
Qua báo cáo của TP.HCM cho thấy : TP. Hồ Chí Minh là đô thị phát triển, là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Kèm theo sự phát triển đó là bài toán giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như lao động tại các tỉnh, thành phố khác đến TP. Hồ Chí Minh sinh sống, học tập và tìm kiếm việc làm. Theo Báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW 10 năm qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân của TP. Hồ Chí Minh trong 10 năm qua.Việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là một trong những hoạt động vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, với mục tiêu hướng tới là giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần vào tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại,... góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế của TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh kết quả tích cực, Báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và một số đề xuất kiến nghị quan trọng đối với Đoàn Công tác.
Tại tỉnh Trà Vinh, Báo cáo tại buổi làm việc về kết quả qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 16 của Ban Bí thư, Thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh cho biết, Tỉnh ủy đã chỉ đạo HĐND, UBND ban hành nhiều văn bản nhằm hỗ trợ người lao động tỉnh Trà Vinh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và nhấn mạnh rằng đây là vấn đề quan trọng để giải quyết việc làm góp phần xóa nghèo bền vững cho các hộ nghèo trong tỉnh. Qua đó, đề nghị các cấp ngành của Trung ương tiếp tục quán triệt, kịp thời hỗ trợ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là trong việc hỗ trợ liên kết mở rộng thị trường đi xuất khẩu lao động và phối hợp đào tạo ,góp phần nâng cao hiệu quả chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thực tế khảo sát tại Huyện Cầu Ngang, Trà Vinh cũng đã cho thấy, thực tế những năm qua địa phương đã luôn quan tâm việc tạo nguồn, tư vấn, đào tạo, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, góp phần giảm nghèo bền vững, thay đổi tư duy, trình độ sản xuất của người lao động, nhất là người nghèo trên địa bàn.
Tiếp theo Chương trình, trong các ngày từ 28 -30/6 ,Đoàn Công tác sẽ có buổi làm việc với 2 địa phương thuộc Miền núi và Trung du phía Bắc là tỉnh Lào Cao và tỉnh Phú Thọ về công tác này.
Một số hình ảnh của Đoàn Công tác tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Trà Vinh:
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An phát biểu
tại buổi làm việc với TP Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức báo cáo với Đoàn công tác
Đoàn công tác làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đoàn công tác trong buổi khảo sát tại huyện ủy Cầu Ngang (Trà Vinh)
Thanh Hà (Tổng hợp)