CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
THE 4TH INDUSTRIAL REVOLUTION:
IMPACTS ANDSOME RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM
Bộ Ngoại Giao
Ministry of Foeirgn Affairs
Tóm tắt:
Do điều kiện chiến tranh và hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam đã không có được cơ hội đê tiếp cận và bẳt nhịp ngay từ đầu Cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Vì vậy, việc thế giới mới bắt đầu khởi phát CMCN 4.0 là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam không có được trong suốt 30 năm qua đế tiến thắng vào các lĩnh vực công nghệ mới, tranh thủ thành tựu CMCN 4.0 đế đấy nhanh hơn tiến trình CNH, HĐH và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Theo OECD, những nước tận dụng được công nghệ mới thường phát triển mạnh mẽ (Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...), trong khi những nước chậm nắm bắt bị tụt hâu lại phía sau. CMCN 4.0 sử dụng nhiều công nghệ mới, nên các nước hầu như "bình đẳng" về cơ hội khi bắt đầu đi vào công nghệ mới. Tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, trong đó có lợi thế cơ cấu dân số trẻ. Những thực tế cơ cấu dân số Việt Nam có dấu hiệu bắt đầu già hóa khi tỷ lệ người già đã chạm ngưỡng 10% dân số. Nếu không có chiến lược phù hợp thông qua giáo dục-đào tạo, chuyển dịch cơ cấu, phát triển khoa học-công nghệ..., Việt Nam có thể bỏ lỡ "thời cơ vàng" của cơ cấu dân số trẻ, khi đó sức ép và thách thức đối với phát triển còn lớn hơn nhiều. Việt Nam đang đứng trước 3 thách thức lớn: (i) Nguy cơ chưa giàu đã già; (ii) Ngày càng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn lực này không "bám dễ" và chuyển hóa được thành năng lực nội sinh; (iii) Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu không kiến tạo được thể chế "đủ mạnh" tạo sức bật cho nền kinh tế cất cánh[1].
Abstract
Due to historical circumstances, Vietnam did not get the opportunity to reach out and catch up at the beginning of the 3rd industrial revolution. Therefore, the world entering the Fourth Industrial Revolution (FIR) is a very precious opportunity that Vietnam first has had over the last 30 years to go straight into the field of new technologies, to take advantage of the achievements of FIR to accelerate the process of modernization and to narrow the development gap.
According to OECD, countries that take advantage of new technologies are often have strong development (Korea, Taiwan, China ...), while the slower coutnries stay behind. FIR uses many new technologies, so countries are almost given "equal" opportunities to start going into new technologies. Vietnam has very large potentials for development, including a young population structure. The actual structure of Vietnam's population began to show signs of aging when the proportion of older people has now reached almost 10% of the population.
Without appropriate strategies through education and training, restructuring, development of science and technology and so on, Vietnam may miss "the golden opportunity" of the young population, and then pressure and challenges on the development may get even greater. Vietnam is facing three major challenges: (i) The risk of getting old before getting rich; (ii) An increasing dependence on foreign investment, while resources are not easy to "grip" and transform into endogenous capacities; (iii) The risk of falling into the middle income trap if administration is not "strong enough" to create momentum for the economy to take off.
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4
1. Bối cảnh ra đời
Thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" lần đầu tiên được đưa ra ở CHLB Đức năm 2011 tại Hội chợ- Công nghệ Hannover. Đến năm 2012, được sử dụng đặt tên cho một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất trong các ngành chế tạo thông qua "điện toán hóa". Từ đó đến nay, thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).
CMCN 4.0 ra đời trong bối cảnh thế giới với các đặc điểm sau đây:
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi căn bản mô hình phát triển của nhiều nước, hướng tới các mô hình phát triển cân bằng hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn. Các sức ép về an ninh năng lượng, môi trường thúc đẩy các nước đẩy mạnh đầu tư đi tìm các giải pháp công nghệ, tổ chức sản xuất-quản lý để tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hưóng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Nhiều nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, suy yếu sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi trỗi dậy mạnh mẽ trong và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, thúc đẩy mạnh chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế toàn cầu, thậm chí thách thức và cạnh tranh vị thế hàng đầu của phương Tây trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chế tạo-công nghiệp. Trung Quốc lần lượt vượt Nhật Bản năm 2006, Mỹ năm 2010 về sản lượng chế tạo, trở thành "công xưởng" lớn nhất thế giới. Hầu hết các khâu gia công, chế tác công nghiệp đã được di chuyển đến Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi do lợi thế chi phí lao động thấp; tỷ trọng công nghiệp-chế tạo ở các nước công nghiệp ngày càng giảm và mất dần lợi thế cạnh tranh. Do đó, các nước công nghiệp phát triển đứng trước sức ép rất lớn phải tái cơ cấu kinh tế để giành lại sản xuất và việc làm cũng như vị thế dẫn dắt trong các ngành công nghệ cao.
- Già hóa dân số, lực lượng lao động giảm không chỉ làm suy yếu tăng trưởng tiềm năng, mà còn xói mòn năng lực cạnh tranh của các nước công nghiệp phát triển và một số nền kinh tế đang nổi. Để duy trì sức cạnh tranh trong những thập kỷ tới, buộc các nước này phải đầu tư mạnh vào phát triển khoa học công nghệ nhằm bù đắp bất lợi về nhân khẩu học và thiếu hụt lao động. Chỉ có đột phá công nghệ mới có thể đạt được mức năng suất đủ để giữ hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống khi dân số già hóa nhanh. Đây chính là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự ra đời của CMCN 4.0.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là đột phá trong một số lĩnh vực công nghệ "thông minh" như kỹ thuật số, tự động hóa, công nghệ về kết nối, dữ liệu, in 3D..., vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho tiến hành cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo dự báo của WEF, sẽ có nhiều đột phá lớn về công nghệ xảy ra trong khoảng giữa thập niên 2020 như công nghệ robot, ứng dụng rộng rãi in 3D, dữ liệu lớn, internet kết nối sự vật (IoT)... Đây chính là những công nghệ nền tảng và trung tâm của của cách mạng công nghiệp mới, tạo nên diện mạo mới của đời sống kinh tế-xã hội toàn cầu.
2. Tính chất của CMCN 4.0
Theo OECD, CMCN 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ so và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh đế tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Có 2 xu hướng làm thay đổi công nghệ số: (i) Chỉ phí giảm thúc đẩy lan tỏa rộng rãi công nghệ; (ii) Kết hợp nhiều loại hình công nghệ so và hội tụ công nghệ số với các công nghệ khác. Ví dụ, kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối 'Internet vạn vật (IoT) đang thúc đẩy phát triển máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
Ba công nghệ nền tảng của CMCN 4.0 là dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet vạn vật. Dựa trên ba công nghệ này, thế giới đang nghiên cứu và phát triển các công nghệ ứng dụng mới như công nghệ in 3D, máy móc tự động hóa và tích hợp con người-máy móc là những động lực chính thúc đẩy tăng năng suất công nghiệp. Ví dụ, công nghệ kết nối Internet vạn vật làm cho các vật dụng, thiết bị trở nên thông minh hơn như việc thiết bị, máy móc trong nhà máy được kết nối với nhau sẽ tạo điều kiện để ứng dụng các rô-bốt mới.
- Công nghệ thông tin: Có bước đột phá mạnh mẽ, cho phép kết nối, chuyển tải thông tin trên phạm vi toàn cầu với quy mô lớn, tốc độ nhanh chưa từng có. Công nghệ điện toán đám mây cho phép lưu trữ và chia sẻ không giới hạn thông tin, thuận tiện khi tải về. Internet vạn vật cho phép kết nối mọi vật dụng sinh hoạt trong nhà cũng như tại cơ quan, công sở, các hạ tầng, dịch vụ công cộng, làm gia tăng tiện ích, giúp con người có thể kiểm soát dễ dàng nhiều phương tiện, vật dụng xung quanh. Đặc biệt, công nghệ thông tin đang làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về giáo dục, nhất là về phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp từ tiểu học tới đại học, cao học...
Công nghệ in 3D: Cho phép cá thể hóa sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt. Đồng thời công nghệ này cho phép "in" ra những công cụ, 1có thể hiểu là mọi vật dụng được kết nối với nhau trong môi trường Internet, vật dụng hàng ngày (từ ngôi nhà tới máy bay, bàn ghế...) bằng những biện pháp phi truyền thống, khác xa so với trước đây với giá thành rẻ hơn rất nhiều, tốn ít nguyên liệu, nhiên liệu hơn và thân thiện với môi trường hơn.
- Công nghệ nano: Cho phép con người có thể khám phá ra các cấu trúc rất nhỏ, siêu nhỏ của vật chất; từ đó sáng tạo ra nhiều phương pháp mới để áp dụng trong y tế, sinh học... Cách đây khoảng 10 năm, công nghệ nano mới chủ yếu ở trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu. Nhưng hiện nay công nghệ nano đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thiết thực với đời sống con người như chăm sóc sắc đẹp, sản xuất phân bón nano, chiết xuất tinh chất nano (ví dụ như tinh chất nghệ và nhiều sản phẩm khác làm chế phẩmsinh học)... phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
- Công nghệ sinh học: Việc áp dụng công nghệ biến đổi gien, công nghệ nano đang tạo ra rất nhiều thành tựu mới, đặc biệt trong lai tạo giống, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo ra các chế phẩm sinh học dùng trong y tế...
- Y tế: Những năm gần đây, nhiều thành tựu khoa học to lớn trong ngành y đã làm thay đổi nhận thức của con người như cấy ghép nội tạng, ghép mặt... ứng dụng công nghệ nano và điều khiển học để chế tạo thành công nhiều thiết bị y tế siêu nhỏ, các công nghệ như nhân bản, thụ tinh trong ống nghiệm ngày càng phổ biến, đã nuôi cấy thành công nhiều bộ phận cơ thể con người trên động vật, công nghệ chuyển đổi giới tính, mang thai hộ, sản xuất thành công tinh trùng nhân tạo...
- Vật liệu mới: Nhiều loại vật liệu mới đã được phát minh, ứng dụng thành công trong thực tiễn, nhất là trong ngành hàng không vũ trụ, vật liệu xây dựng, kiến trúc... thay thế các vật liệu truyền thống, đặc biệt trong ngành hàng không vũ trụ...
- Trí tuệ nhân tạo: Ngày càng có nhiều người máy thông minh thế hệ mới ra đời thay thế dần các công việc truyền thống mà con người từng đảm nhận. Trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi trong quân sự (máy bay không người lái thông minh hơn, người máy vũ trang - lần đầu tiên được Nga thử nghiệm thành công trong thực tế chiến đấu ở chiến trường Syria, tàu hải quân không người lái, tàu ngầm không người lái...). Lo ngại trước xu hướng này, nhiều nhà khoa học đã ký đơn thỉnh nguyện lên nhiều tổ chức quốc tế đề nghị cấm phát triển các loại trí tuệ nhân tạo có vũ trang (có nguy cơ người máy sẽ kiểm soát con người). Xu hướng phát triển các loại người máy có trí tuệ nhân tạo "hạn chế" phục vụ các mục đích cụ thể cũng đang ngày càng phổ biến như làm bồi bàn, giúp việc gia đình, trợ lý...
- Điều khiển học: Đã có bước tiến vượt bậc do có sự kết họp giữa trí tuệ nhân tạo, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin giúp con người có thể kiểm soát từ xa mọi thứ, không giới hạn về không gian, thời gian; tương tác tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn.
II. TÁC ĐỘNG CỦA CMCN 4.0
Hiện có hai luồng ý kiến đánh giá về tác động của CMCN 4.0. Luồng ý kiến bi quan cho rằng thực tế chưa có CMCN 4.0, sự phát triển một số công nghệ mới gần đây chỉ là sự tiếp nối và kéo dài cuộc CMCN lần thứ 3. Luồng ý kiến lạc quan cho rằng cuộc CMCN 4.0 đang bắt đầu và sẽ tác động mạnh mẽ đến thế giới, nâng cao hiệu quả và cải thiện đáng kể năng suất nhưng cũng sẽ có tác động về xã hội.
Các chuyên gia OECD nhận định CMCN 4.0 mới đang ở giai đoạn sơ khai, cũng như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, hiện chưa thể đánh giá và dự báo hết được tác động của cách mạng công nghiệp lần này. Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giói (WEF) Klaus Schwab đánh giá CMCN 4.0 sẽ tác động sâu sắc và nhiều mặt đến kinh tế thế giới trong nhiều năm tới, có thể làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, kỉnh doanh và tiêu dừng.
Trên cơ sở tổng họp các đánh giá quốc tế hiện nay, có thể sơ bộ khái quát một số tác động sau đây của CMCN 4.0:
1. Về chính trị, an ninh
- Tác động đến tương quan sức mạnh toàn cầu: Chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế những năm tới sẽ diễn ra cạnh tranh quyết liệt hơn, nhưng cũng gập ghềnh và trở ngại hơn thời gian qua. Mỹ và các nước phát triển vẫn ở vị thế thuận lợi hơn để dẫn dắt CMCN 4.0. Khoảng cách khoa học-công nghệ và chất lượng thể chế giữa phương Tây và các nền kinh tế đang nổi còn lớn. Nếu các nước đang phát triển không tranh thủ được CMCN 4.0 thì khoảng cách với các nước phát triển đang sẽ dãn rộng hơn.
- Bảo đảm an ninh so và quyền riêng tư. Sự phát triển mạnh của kết nối internet và phân tích dữ liệu có thể dẫn chiếu đến thông tin nhạy cảm và việc sử dụng những thông tin này có thể vi phạm các nguyên tắc xã hội cơ bản.
- Trong môi trường kết nối cao về internet, các chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn về truyền thông với công chúng. Sức ép đối với trách nhiệm giải trình trong việc ra quyết sách ngày càng lớn đòi hỏi những thay đổi căn bản trong việc xử lý quan hệ với công chúng.
1.1. Về kinh tế - xã hội
Thúc đẩy mạnh hơn kinh tế thế giới chuyển mạnh sang kinh tế tri thứcuthông minh".Các thành tựu mới của khoa học-công nghệ đều được ứng dụng hội tụ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý, tiêu dùng như hạ tầng thông minh, xây dựng thông minh, dây chuyền thông minh, sản phẩm thông minh, quản trị thông minh... Với sự phát triển của số hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông chi phí ngày càng mất dần lợi thế; sản xuất đang dịch chuyển dần từ các nước/vùng có nhiều lao động kỹ năng phổ thông và tài nguyên sang những nước/vùng có nhiều lao động chuyên môn cao (thiết kế, chuyên gia IT, logistics...) và gần thị trường tiêu thụ. Nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển, cố gắng tìm cách chuyển sang phương thức tăng trưởng dựa vào sáng tạo công nghệ. Do đó, nhiều nền kinh tế đang nôi, đặc biệt là Trung Quốc, đang nỗ lực chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào tài nguyên-lao động chi phí thấp sang dựa vào động lực chính là đổi mới công nghệ và sáng tạo.
Các ngành công nghiệp sáng tạo đã tăng trưởng nhanh hơn các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Động lực chính của sự tăng trưởng nhanh này là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đa phương tiện và viễn thông. Công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là cuộc cách mạng điện thoại di động, mở ra một loạt các phương tiện truyền thông mới và các dịch vụ điện thoại di động mới, qua đó sản phẩm sáng tạo có thế lan truyền nhanh và rộng rãi trên toàn thế giới. Về phía cầu, yêu cầu về thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững hơn và nhân văn hơn đã thôi thúc tăng trưởng kinh tế sáng tạo. Ướctính ngành công nghiệp sáng tạo tại Mỹ đã đóng góp tới 6,4% GDP và là một ngành xuất khẩu hàng đầu[2]. Ở châu Âu, công nghiệp sáng tạo chiếm 6,8% GDP và 6,5% lực lượng lao động; trong đó ở Anh là 9% GDP và lực lượng lao động, ở Đức là 6,1% GDP và 7% lao động[3]... Mặc dù kinh tế khó khăn và trì trệ, song nhiều nước công nghiệp phát triển vẫn nỗ lực đầu tư cao cho nghiên cứu & triển khai (R&D) như Phần Lan (3,84% GDP), Hàn Quốc (3,74% GDP), Thụy Điển (3,38% GDP), Nhật Bản (3,26% GDP)[4][5]...
1.2. Xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/ công đoạn và quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp sản phẩm chế tạo. Cuộc cách mạng này làm thay đổi căn bản cách thức con ngưòi tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất- giá trị. Trong phương thức sản xuất truyền thống, nhà máy được chuyển đến những nơi có chi phí lao động thấp để lắp ráp các linh kiện, chi tiết. Nhưng trong Công nghiệp 4.0, chi phí nhân công và các khâu/công đoạn gia công, lắp ráp ngày càng ít quan trọng. Các khâu lắp ráp dần dần có thể được thay thế hoàn toàn bởi người máy khi phát triển đột phá về công nghệ người máy cho phép ứng dụng rộng rãi người máy thông minh hơn và chi phí thấp hơn. Thực tế giá bình quân người máy hiện nay chỉ bằng một nửa so với năm 1990 nhưng có tốc độ và độ tin cậy hơn nhiều. Ví dụ, một robot có giá 20.000 USD hiện nay có thể lắp ráp 30.000 chiếc Iphone/năm, như vậy giả định robot hết khấu hao trong một năm thì chi phí lăp ráp một chiếc Iphone chỉ khoảng 66 cent. Một chi phí thấp đến mức khó có lao động giản đơn nào có thế cạnh tranh được.
Với Công nghiệp 4.0, đặc biệt là công nghệ người máy thông minh và in 3D, các dây chuyền sản xuất trước đây được đặt ở Trung Quốc và các nước có lao động chi phí thấp, đang và sẽ chuyển dần (re-shorting) về các nước công nghiệp phát triển, không phải vì giá nhân công tăng lên, mà vì các tập đoàn TNC muốn đưa sản xuất về gần với khách hàng để có thể phản ứng nhanh hơn với thay đổi nhu cầu.
1.3. Lợi ích kinh tế này càng rõ
CMCN 4.0 có thế thúc đẩy tăng năng suất các ngành công nghiệp chế tạo của Đức từ 20-30%. Theo tính toán của tập đoàn PwC, đầu tư vào Công nghiệp 4.0 sẽ chiếm hon 50% đầu tư cơ bản ở Đức trong 5 năm tới. Từ nay đến năm 2020, EU đầu tư khoảng 140 tỷ Euro/năm cho Công nghiệp 4.0, riêng Đức đầu tư khoảng 40 tỷ Euro/ năm. Công nghiệp 4.0 hàng năm tạo thêm doanh thu 100 tỷ Euro cho các ngành công nghiệp ở EU và 30 tỷ Euro ở Đức. Tiềm năng của Công nghiệp 4.0 rất lớn bởi hiện mới chỉ khoảng 20% công ty công nghiệp của Đức áp dụng số hóa hoàn toàn trong sản xuất. Theo khảo sát của PwC, 85% công ty kỳ vọng vào năm 2020 sẽ thực hiện công nghệ Công nghiệp 4.0 ởtất cả các khâu quan trọng[6]. Tập đoàn Boston Consulting Group dự báo các lĩnh vực như giao thông vận tải, sản xuất máy tính, hợp kim và máy móc, hiện đang chiếm 10-30% giá trị hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc có thể được sản xuất hoàn toàn ở Mỹ vào năm 2020, làm sản lương kinh tế Mỹ tăng thêm 20-55 tỷ USD/năm.
Theo OECD, áp dụng kết nối Internet vạn vật giảm chi phí 18%. Tốc độ tăng năng suất lao động hàng năm ở 17 nước OECD trong giai đoạn 1993-2007 tăng 0,36 % điểm nhờ tăng cường sử dụng người máy công nghiệp. Công nghệ in 3Dcó thế tạo ra những sản phấm mà các phương thức sản xuất hiện nay không làm được. Công nghệ này cho phép sử dụng nhiều loại nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm theo phương thức mà trước đây chỉ áp dụng được nguyên liệu nhựa. Công nghệ này giúp giảm phế phẩm, tiết kiệm chi phí, từ đó giảm chất thải và khí thải ra môi trường. Hãng Boeing đang thay thế một số linh kiện máy bay được sản xuất theo phương thức truyền thống bằng sản xuất in 3D.
1.4. Một số tác động về xã hội
- CMCN 4.0 thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở nhiều nước. Đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/ giai cấp sáng tạo (Creative cỉass) trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông, giáo dục-đào tạo, y tế, pháp luật... Nhiều nước trên thế giới có tầng lớp sáng tạo hiện chiếm trên 40% lực lượng lao động như Luxembourg (54%), Singapore (47%), Thụy Sỹ (47%), Ireland (45%), Úc (45%), Thụỵ Điển (45%), Hà Lan (44%), Canada, Anh (44%)[7]... Cùng với sự phát triển của CMCN 4.0 và kinh tế sáng tạo, việc lao động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội,đặt ra vấn đề nhìn nhận lại vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
- Hiện đang có nhiều ý kiến tranh luận về tác động của CMCN 4.0 đến vấn đề việc làm. Theo OECD, tác động của công nghệ đến việc làm trên thực tế đến nay không lớn như kỳ vọng. Trước mắt, thất nghiệp có thể sẽ tăng ở mức độ nào đó do một số ngành sản xuất giản đơn (ví dụ cơ khí lắp ráp, dệt...) có thể không còn tồn tại. Nhiều khả năng sẽ không có thất nghiệp trên diện rộng do lao động sẽ chuyển dần từ các ngành công nghiệp mất đi sang các ngành công nghiệp mới. Theo nghiên cứu của OECD, chỉ khoảng 9% việc làm ở các nước OECD có thể được tự động hóa, 30% việc làm đòi hỏi kỹ năng mới. Rủi ro mất việc làm từ tiến bộ công nghệ chỉ có giới hạn nhất định vì: (i) ứng dụng công nghệ mới là một quá trình, trong đó gặp phải cả những trở ngại về pháp lý và xã hội; việc thay thế công nghệ thường diễn ra không như nhiều dự báo lạc quan; (ii) Bản thân người lao động có khả năng điều chỉnh khi thay đổi công nghệ; (iii) Công nghệ mới sẽ tạo ra việc làm mới, mặc dù việc làm cũ có thể mất đi.
Tuy nhiên, cũng có dự báo cho thấy CMCN 4.0 trong trung và dài hạn sẽ tác động trực tiếp và nhiều nhất đến các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động kỹ năng thấp (lắp ráp, dịch vụ...) do lao động dần được thay thế bởi tự động hóa, rô-bốt thông minh. WEF dự báo công nghệ mới sẽ thay thế khoảng 7,1 triệu lao động trên thế giới từ nay đến năm 2020. Tổ chức lao động quốc tế dự báo khoảng 56% việc làm ở Đông Nam Á có khả năng bị thay thế bởi công nghệ trong 2 thập kỷ tới.
III. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ MỘT SÓ KIẾN NGHỊ
1. Tác động của CMCN 4.0 đối với Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ, kinh tế tri thức và sự biến chuyển trong các chuỗi giá trị toàn cầu đang tạo ra thời cơ mới cho Việt Nam hội nhập sâu hơn và hiệu quả hơn vào kinh tế thế giới. Đặc biệt, cuộc CMCN 4.0 mới đang trong giai đoạn khởi phát. Sự phát triển thần kỳ của các nước NIC ở Đông Á đều bắt nguồn từ việc sớm tiếp cận và đi thẳng vào Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 ngay khi bắt đầu khởi phát vào đầu thập niên 1970. Do điều kiện chiến tranh và hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam đã không có được cơ hội để tiếp cận và bắt nhịp ngay từ đầu Cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Vì vậy, việc thế giới mới bắt đầu khởi phát CMCN 4.0 là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam không có được trong suốt 30 năm qua đế tiến thẳng vào các lĩnh vực công nghệ mới, tranh thủ thành tựu CMCN 4.0 đế đẩy nhanh hơn tiến trình CNH, HĐH và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Theo OECD, những nước tận dụng được công nghệ mới thường phát triển mạnh mẽ (Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...), trong khi những nước chậm nắm bắt bị tụt hậu lại phía sau. CMCN 4.0 sử dụng nhiều công nghệ mới, nên các nước hầu như "bình đẳng" về cơ hội khi bắt đầu đi vào công nghệ mới. Do đó, các nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi thẳng vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới do các công nghệ này không phụ thuộc vào công nghệ cũ, nhờ đó có thể rút ngắn khoảng cách phát triển.
Tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, song thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và hiệu quả CMCN 4.0. Điển hình là tiềm năng của con người Việt Nam rất lớn, trong đó có cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, cơ cấu dân số trẻ không kéo dài, nhiều dự báo Việt Nam chỉ có thể duy trì cơ cấu này trong khoảng 20-25 năm nữa. Và thực tế cơ cấu dân số Việt Nam có dấu hiệu bắt đầu già hóa khi tỷ lệ người già đã chạm ngưỡng 10% dân số. Nếu không có chiến lược phù hợp thông qua giáo dục-đào tạo, chuyển dịch cơ cấu, phát triển khoa học-công nghệ..., Việt Nam có thể bỏ lỡ "thời cơ vàng" của cơ cấu dân số trẻ, khi đó sức ép và thách thức đối với phát triển còn lớn hơn nhiều. Đã có những ý kiến cảnh báo Việt Nam đang đúng trước 3 thách thức lớn: (i) Nguy cơ chưa giàu đã già; (ii) Ngày càng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn lực này không "bám dễ" và chuyển hóa được thành năng lực nội sinh; (iii) Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu không kiến tạo được thể chế "đủ mạnh" tạo sức bật cho nền kinh tế cất cánh[8].
2. Một số kiến nghị
Thứ nhất, chủ động, tích cực đẩy mạnh theo dõi, nghiên cứu sâu chiều hướng phát triển của CMCN 4.0 để xác định rõ những lĩnh vực công nghệ Việt Nam có thể đi thẳng và tranh thủ ngay từ giai đoạn đầu.
Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển nhanh sang thời đại kinh tế tri thức, cần nhìn nhận lại tư duy, cách tiếp cận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa: (i) Chuyển từ mô hình phát triển truyền thông dựa vào tăng số lượng đầuvào, khai thác tài nguyên, gia công-lắp ráp sang mô hình phát triển dựa vào tri thức, công nghệ, nhân lực chất lượng cao. (ii) Lấy bám đuổi tri thức, công nghệ là then chốt đế thu hẹp khoảng cách phát triển. Mạnh dạn tiến vào công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 để chuyển nhanh sang kinh tế tri thức thì mới có thời cơ phát triển nhảy vọt, (iii) Xác định tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là phương thức quan trọng đế đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập hiệu quả vào kinh tế thế giới.
Thứ ba, cần xác định rõ các cấu thành cơ bản của nền công nghiệp hiện đại: (i) Phát triền các ngành công nghiệp nền tảng của CNH. Lựa chọn một số lĩnh vực công nghệ nền tảng của CMCN 4.0 để mạnh dạn đầu tư mạnh và đi thẳng vào công nghệ cao (như thông tin-intemet, vật liệu mới, năng lượng mới, sinh học-gen, rô-bốt...). Đây là những ngành đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài, nên Nhà nước cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, cơ chế chính sách hỗ trợ hiệu quả. (ii) Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là những ngành có lợi thế cạnh tranh và có điều kiện phát triển như nhóm công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao (năng lượng mới, cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin...), nhóm công nghiệp chế biến có lợi thế (chế biến nông sản, du lịch, vật liệu...), nhóm ngành công nghiệp/dịch vụ mũi nhọn tiềm năng (điện tử, giải trí, tài chính, vận tải đa phương thức...).
Thứ tư, đẩy mạnh hơn phát triển các cụm liên kết ngành. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp hóa mới cho thấy để hình thành được nền công nghiệp hiện đại, cần xây dựng được các cụm liên kết ngành (industrial cluster) có hiệu quả. Sự phát triển các cụm liên kết ngành có vai trò rất lớn đối với CNH vì có thể tạo hiệu ứng hiệu quả theo quy mô, hiệu ứng lan tỏa sáng tạo-công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia vào các chuỗi sản xuất-cung ứng khu vực và toàn cầu. Vì vậy, cần ưu tiên phát triển các cụm liên kết ngành trong một số ngành công nghiệp nền tảng và/hoặc mũi nhọn (chế tạo, điện tử, dệt may, chế biến nông sản...).
Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KHCN gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng chính là hai đột phá chiến lược gắn kết chặt chẽ, tương hỗ với nhau:
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho KHCN, tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với sản xuất, thúc đẩy phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Nhà nước cần tạo dựng môi trường khuyến khích được doanh nghiệp tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ, đồng thời cần có các chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển một số lĩnh vực công nghệ chiến lược trên cơ sở hợp tác công-tư (PPP).
- Mở rộng họp tác quốc tế về KHCN; chủ động thúc đẩy hình thành "quan hệ đối tác công nghệ " với một số đối tác sở hữu công nghệ nguồn.
- Tập trung đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo tại các viện nghiên cứu, trường đại học công nghệ, công nghiệp, các trường dạy nghề đạt trình độ quốc tế theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển-ứng dụng KHCN.
Thứ sáu, cần mở rộng và làm sâu sắc hợp tác KHCN và giáo dục-đào tạo với một số đối tác sở hữu. công nghệ nguồn và đang dẫn dắt CMCN 4.0 (Mỹ, Đức...) nhằm tranh thủ tiếp cận công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường KHCN...
s Trần Văn Thọ. Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triẻn. Thời đại mới. Tạp chí Nghiên cứu & Thảo luận, số 33. Tháng 7/2015.
[3] Tera Consultants, 2014.
[4] Martin Prosperity Institute (thuộc Đại học tổng họp Toronto): Global Creativity Index 2015, tr.13.
[5] John Lee, Disrupting Asia, tạp chí The National Interest, tháns 5-6/2015, tr.53-54.
[6] Strategy& và PwC: Industry 4.0- Opportunities and challenges of the industrial internet, năm 2015.
[7] Martin Prosperity Institute: Sdd, tr.15