Hà Nội, tháng 10 năm 2020, một sớm cuối Thu chớm se lạnh và màu vàng của nắng đã bắt đầu nhạt dần loang trải trên những con đường của Thủ đô trong những ngày kỷ niệm lớn, chúng tôi ghé đến căn nhà của ông nằm trên phố Đội Cấn như đã hẹn. Tiếp chúng tôi, trong căn nhà mang dáng dấp xưa cũ nhưng lưu đựng lại cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng, cho đất nước là một cụ ông thoạt nhìn không thể nghĩ rằng đã ở tuổi cận trăm, nước da hồng hào, cặp mắt tinh anh và cho dù hơi lãng tai do tuổi tác nhưng rất mẫn tuệ – ông Vũ Oanh – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông.
Căn nhà với nhiều bảng vàng ghi nhận thành quả đóng góp cho Cách mạng, ghi nhận công lao xây dựng đất nước đến từ lãnh đạo nhà nước và nhân dân, mới đây lại thêm một tấm huy hiệu và Bằng khen vinh danh ông là một trong 10 công dân Thủ đô ưu tú năm 2020 – đúng vào kỷ niệm Thăng Long-Hà Nội 1010 năm và 66 năm ngày giải phóng Thủ đô mùng 10 tháng Mười.
Ông Vũ Oanh chia sẻ, ở tuổi 90 tôi vẫn thấy mình còn đủ sức khoẻ để hướng đến những điều mà bản thân mong muốn thành hiện thực… Ở độ tuổi này, không phải tôi không đau ốm, sức khỏe dần cũng hao mòn, nhưng Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ là phải làm, không phải do mình yếu mà lấy lý do đó để từ chối. Tôi cứ theo đuổi nhiệm vụ, vượt qua khó khăn về sức khỏe để làm việc.
Chính vì tinh thần này, nên dù đã sang tuổi 97, nhưng với sự tỉnh táo minh mẫn hiếm có, ông vẫn dành thời gian cho công việc. Sự đau đáu trong ông là làm sao có thể đóng góp, truyền lại những kinh nghiệm cho thế hệ trẻ để họ thấm nhuần lịch sử hào hùng của dân tộc, của Đảng và vận dụng vào cuộc sống hiện đại, xây dựng đất nước.
Sự đau đáu đó là, những kinh nghiệm đúc kết từ hơn 60 năm tham gia cách mạng, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc được góp ý vào những văn kiện có ý nghĩa chiến lược, thể hiện một tầm nhìn bao quát đến tương lai. Tại Hội nghị lấy ý kiến góp ý của cán bộ nguyên lãnh đạo chủ chốt thành phố qua các thời kỳ vào Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, người đại biểu cao tuổi nhất dự hội nghị Vũ Oanh đã có những ý kiến vô cùng quý báu.
Ở ông toát lên một khí phách cách mạng mạnh mẽ, khí phách đó, niềm tin vào Đảng, vào Bác Hồ chính là động lực để thúc đẩy ông không ngừng cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước, cho nhân dân khi còn có thể.
Dưới đây là câu chuyện của báo Điện tử VietnamPlus với ông:
– Xin cho phép chúng cháu được gọi là bác. Thưa bác, bác có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi được Hà Nội vinh danh là công dân Thủ đô ưu tú 2020, bác có bất ngờ không ạ?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Khi được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội biểu dương là một trong những công dân cư tú của Thủ đô, bản thân tôi cũng như gia đình rất vui và phấn khởi. Đây là niềm tin dự, vì không có nhiều người có được danh hiệu này. Vì thế, tôi và gia đình luôn cố gắng hết sức để cống hiến cho Hà Nội làm sao xứng đáng với tín nhiệm.
– Cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng, của dân tộc, đảm bảo nhiều vị trí quan trọng mà Ðảng giao phó, khoảng thời gian gắn bó với Hà Nội qua nhiều thời kỳ có để lại cho bác nhiều kỷ niệm, dấu ấn sâu sắc?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Đối với tôi, kỷ niệm đẹp nhất chính là đứng trong hàng ngũ Đảng, được tham gia vào cuộc chiến để đấu tranh độc lập trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám.
Hà Nội chính là quê hương thứ hai của tôi. Tôi sinh ra ở Hải Dương nhưng từ năm 15 tuổi tôi đã hoạt động cách mạng trong lòng Hà Nội. Trong thời gian hoạt động Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội là tâm điểm của cả nước, tôi cũng từng đảm nhận các nhiệm vụ như Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông.
– Bác có thể chia sẻ thêm về những hoạt động ngày ở Hà Nội không ạ, như bác kể, khi đó bác chỉ 15 tuổi, làm sao để một thanh niên trẻ, đúng hơn là vừa qua trẻ con, vượt qua được quãng thời gian đầy cam khó trong lòng địch để tham gia cách mạng?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Thuở ấy, khắp các phố phường Hà Nội là nơi tôi ở. Tôi đã được các cô, các cô trong đội phụ nữ hỗ trợ miếng cơm, manh áo và thu xếp chỗ ngủ… Cũng ở đây, các cô trong đội Phụ nữ đã đặt tên cho tôi là Vũ Oanh, ngoài khai tên là Vũ Duy Trương. Cái tên Vũ Oanh đã gắn bó với tôi từ ngày ấy đến tận bây giờ.
Hà Nội cũng là nơi tác hợp thành công cho tôi và vợ mình. Tôi gặp vợ tôi trong những lần hoạt động cách mạng ở Hà Nội, quen nhau và nên vợ nên chồng. Sau này, gia đình chúng tôi trở lại Hà Nội sinh sống, trên thực tế, tôi sống ở Hà Nội còn nhiều hơn ở quê.
Người vợ tào khang của tôi, khi trở lại thành phố làm việc ở Nhà máy chế tạo biến thế – nơi cũng có nhiều độc hại và không phù hợp cho sức khỏe của một phụ nữ có tuổi. Vì vậy, sau này cô ấy mắc bệnh ung thư và đã chia tay khi tôi chưa đến tuổi 80.
– Trong hội nghị lấy ý kiến góp ý của Bộ phận lãnh đạo thành phố qua các kỳ thành Dự thảo Báo chính trị Đại hội Đại biểu 17 Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, bác có những điều đó Đóng góp được đánh giá cao và ‘đặc biệt’ khi nhấn mạnh chủ đề Đại hội cần làm sâu sắc tố anh hùng. Bác có thể cho biết thêm về vấn đề này?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Quyết định của Đại hội không chỉ có nghĩa đối với sự phát triển của Hà Nội trong 5 năm tới mà tác động về lâu dài, do đó, Báo cáo chính trị nói riêng và văn kiện đại hội thảo nói chung phải được thiết lập thật kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng cao nhất.
Sở dĩ tôi đề nghị Đại hội cần làm sâu sắc về yếu tố “Anh hùng” vì đây là phẩm chất vô cùng quan trọng và chính là nguồn động lực để lớn cho Thủ đô phát triển, nhưng trên thực tế như chưa được triển khai nhiều chú trọng.
Anh hùng là một yếu tố rất quan trọng, truyền thông của Thủ đô chúng ta trong thời gian chiến tranh đó là luôn luôn liên kết, gắn bó và đặt niềm tin vào quyết định của Đảng. Trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước bao nhiêu đồng chí phải hy sinh gian khổ, nhưng nếu không có hy sinh thì không có anh hùng. Mà như thế thì làm sao đất nước ta có thể tiến lên giành lại độc lập?
Bác Hồ nói rằng chúng ta viết lại trang sách về lịch sử của đất nước mình, viết lại lịch sử Hà Nội, của Thủ đô, của cả nước. Tôi cho rằng, truyền thống văn hiến, cuộc sống đô thị, tuổi thành niên… của lớp người chiến sĩ cách mạng ngày trước nếu không có anh hùng thì sao có hòa bình như ngày nay? Làm sao có thể không có sông gấm vóc như hiện tại?
– Vậy theo bác, ngày này, yếu tố anh hùng cần được giới trẻ Hà Nội phát huy như thế nào?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Ngày này, khi đất nước đang ở thời kỳ mới, thì phần yếu tố anh hùng lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Ở thời đại này, đó là phải biết giáo dục tinh thần yêu nước, đó là phải dạy lịch sử cho thế hệ trẻ để các cháu không quên nguồn, không quên công lao của cha anh.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh thiếu niên đến tuổi nhập ngũ phải sẵn sàng theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập hàng ngũ quân đội nhân dân, quyền chủ bảo vệ đất nước. Chúng ta cần khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho các cháu, cho các nam nhân, nữ nhân dân tộc, đất nước ngàn năm văn hiến luôn có ý thức sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập mà các thế hệ đi trước đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương để có được một Việt Nam hòa bình, tươi đẹp như ngày nay.
– Khi đã nghỉ ngơi, các bác vẫn liên tục làm việc và có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố để huy động cộng đồng xây dựng Hội Khuyến học, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh Việt Nam… Sau này, bác lại cùng hệ thống xây dựng và phát triển Hội giáo dục và hệ thống sức mạnh cộng đồng Việt Nam, với mong muốn mỗi gia đình, mỗi tổ chức quan tâm đúng mức vấn đề nâng cao chất lượng giống nhau, đào tạo nhân tài cho đất nước bằng những công cụ có thể… Như vậy, với bác công việc nào để lại dấu ấn nhất?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Hội Khuyến học đầu tiên được sáng lập có vấn đề giáo dục là quốc sách hàng đầu và cụ Nguyễn Lân làm Chủ tịch Hội.
Đến cuối nhiệm kỳ lúc bấy giờ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp tôi và nói: “Tôi cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng tha thiết mời đồng chí Vũ Oanh ứng cử vào Hội Khuyến học.” Tôi mới nói là tôi chưa học qua lớp 12, chỉ học trung học cơ sở qua lớp 7, nếu tính văn hóa trong xã hội là không cao nên rất tự ti, nhưng Đại tướng đã nói là: Chúng tôi tín nhiệm anh – thế là tôi ứng cử vào Hội và được bầu làm Chủ tịch.
Đây là thời gian nhiều vất vả, [nguyên Chủ tịch Vũ Oanh đã bỏ rất nhiều công sức và tâm huyết đi khắp mọi vùng miền trên cả nước để tập huấn, họp bàn công phu, tỉ mỉ với các tỉnh thành, các địa phương để xây dựng Hội Khuyến học nhân rộng khắp cả nước – Phóng viên] nhưng có thể nói là rất thành công. Khẩu hiệu ‘Cả nước là một xã hội học tập” và giải thưởng “Nhân tài đất Việt” – là hai dấu ấn lớn trong cuộc đời tôi.
-Bác có thể chia sẻ về những bí quyết học hỏi được trong cuộc đời làm cách mạng của mình cho lứa trẻ hôm nay?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Tôi làm Cách mạng đúng vào lúc Bác Hồ về, đổi mới tư duy là cái quan trọng lắm. Bác Hồ đặt vấn đề giải phóng dân tộc là trên hết, vì vậy tôi cũng xác định mình phải nắm ngọn cờ tuyên truyền cho các em, các cháu…
Trong sự nghiệp của mình, dù phụ trách lĩnh vực hoạt động nào, từ quân đội đến công tác tổ chức, dân vận của Ðảng; công tác mặt trận… tôi luôn trăn trở tìm giải pháp góp phần hoàn thiện mục tiêu xây dựng đất nước độc lập dân tộc gắn với xây dựng chủ nghĩa xã hội, hướng tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
Tôi thường xuyên nghiền ngẫm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhận thấy còn rất nhiều việc phải làm. Theo tôi, hiện nay công việc của dân, của nước ngày càng bộn bề, nhiều thách thức đan xen, trọng trách của Ðảng vì thế mà nặng thêm bội phần.
Do vậy, bài học Cách mạng Tháng Tám về bám sát thực tiễn, xây dựng lòng tin ở nhân dân, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, cần được tiếp tục phát huy, để đề ra những bước phát triển phù hợp, vững chắc, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng Ðảng, xây dựng đất nước, Thủ đô đi đến những thành công mới.
– Một ngày làm của bác hiện nay là…?
Nhà Cách mạng lão thành Vũ Oanh: Hầu hết thời gian của tôi dành cho viết, tôi muốn để lại những kiến thức kinh nghiệm của mình cho giới trẻ [Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Vũ Oanh đã có 2 cuốn sách ‘Việt Nam đất nước tươi đẹp lịch sử hào hùng’ và Truyện ký ‘Sống vì dân’- Phóng viên].
Bằng tất cả tình cảm hướng về Ðảng và Bác Hồ, tôi tin rằng, chúng ta kiên trì con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn, làm đúng theo Di chúc của Người, Ðảng sẽ đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập những kỳ tích mới đáng tự hào. Dù tôi đã già, nhưng đầu óc luôn tỉnh táo và minh mẫn, vẫn còn có thể đóng góp về kinh nghiệm cho thế hệ trẻ.
Tôi cũng duy trì sinh hoạt thường xuyên với các “bô lão” tại Câu lạc bộ Thăng Long và đôi khi chăm sóc chút hoa lá cho ngôi nhà của mình.
Xin cảm ơn bác và chúc bác sức khỏe!
Đồng chí Vũ Oanh, tên thật là Vũ Duy Trương, sinh năm 1924 – nguyên Trưởng ban liên lạc chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu, nguyên Bí thư Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu.
Năm 1941, khi đó 17 tuổi, ông tham gia Việt Minh, hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cứu quốc. Tháng 3-1945, ông là Bí thư chi bộ Đoàn thanh niên cứu quốc của Thành ủy Hà Nội.
Cuối tháng 7/1945, ông là Trưởng đoàn đại biểu cách mạng Hà Nội đi dự đại hội Quốc dân Tân Trào và báo cáo trước Đại hội về phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân Hà Nội. Tổng khởi nghĩa nổ ra, ông được cử làm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, phụ trách khối tự vệ thanh niên Hà Nội. Sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ông được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông (1946), Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam (1947).
Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương khi mới 24 tuổi. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên Liên khu ủy Khu 3, Phó Chính ủy Đại đoàn Đồng bằng, Cục trưởng Cục địch vận, Phó trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương.
Từ năm 1979-1981, ông lần lượt giữ chức Phó ban Công tác giúp nước bạn Campuchia, Phó trưởng ban Thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương.
Năm 1982 ông làm Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, sau đó là Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V, VI, VII; được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, VII và Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, giữ các chức vụ: Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ông là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội từ năm 1987-1989.
Khi nghỉ hưu, ông làm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng vào tháng 8/2019.
Theo Vietnamplus